Người bị viêm loét dạ dày - tá tràng nên ăn gì?

22-11-2019 14:46 | Y học 360
google news

SKĐS - Khi bị viêm loét dạ dày - tá tràng, ngoài việc dùng thuốc thì chế độ ăn uống đóng vai trò khá quan trọng, có tác động làm giảm acid tiết ra trên niêm mạc dạ dày, hạn chế hoặc loại bỏ những kích thích có hại để dạ dày “nghỉ ngơi”, giúp mau lành các tổn thương.

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày - tá tràng

Viêm loét dạ dày -  tá tràng là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương gây sưng, viêm, loét ở niêm mạc. Có nhiều nguyên nhân khác nhau như: nhiễm khuẩn Hp, do thói quen ăn uống không hợp lý, ngộ độc thực phẩm, sinh hoạt không điều độ, áp lực, căng thẳng trong cuộc sống kéo dài đều làm tăng gánh nặng lên niêm mạc dạ dày, gây nên cơn đau. Tuy nhiên nguyên nhân gây viêm loét dạ dày - tá tràng và nguy cơ tái phát cao phải kể đến là do chế độ ăn của người bệnh. Đây là vấn để tưởng chừng như bình thường nhưng lại khiến dạ dày bị kích thích tăng tiết axit làm lớp chất nhày càng ngày càng mỏng đi, gây viêm loét.

Nắm được cơ chế trên, người bệnh cần có chế độ ăn cho hợp lý, bổ sung cho cơ thể những thực phẩm có tác dụng kháng axit, trung hòa axit, gia tăng lượng chất nhầy để bảo vệ niêm mạc, tránh những thực phẩm giàu tính axit hay kích ứng dạ dày tiết axit nhiều hơn.

Vậy viêm loét dạ dày  - tá tràng nên ăn gì?

Thực phẩm nên sử dụng khi bị viêm loét dạ dày  - tá tràng (ảnh minh hoạ)

Sữa và các sản phẩm từ sữa khá tốt cho người bị viêm loét dạ dày - tá tràng. Đặc biệt sữa chua là nguồn probiotic phong phú, rất tốt cho đường ruột và hệ tiêu hóa vì chúng có thể bổ sung vi khuẩn có lợi giúp hệ tiêu hóa làm việc trơn tru hơn. Người bệnh lưu ý nên chọn sữa đã tách béo, dùng sữa dê thay sữa bò vì chúng dễ tiêu hóa hơn.

Thực phẩm giàu tinh bột như:  bánh quy, bánh xốp, yến mạch, bột gạo, bột sắn, khoai, gạo nếp…...  Chúng có tác dụng thấm hút axit trong dạ dày, hạn chế phản ứng ăn mòn của axit dạ dày.

Các loại trái cây và rau củ như dưa hấu, táo, dưa gang, rau chân vịt, cà rốt, khoai lang, bí ngô… Đây là loại thực phẩm nhiều chất xơ, tốt cho quá trình tiêu hóa và trao đổi chất.

Thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa

Dạ dày khi bị tổn thương, hiệu suất làm việc ít nhiều bị suy giảm. Để tránh gia tăng áp lực, khiến dạ dày co bóp mạnh và làm việc lâu hơn, người bệnh nên bổ sung một số thực phẩm mềm, các loại đạm dễ tiêu như thịt vịt, thịt gà (không có da), lòng trắng trứng gà, thịt nạc heo, các loại hải sản như tôm, cá, hến. Nên ăn đồ ăn mềm như cháo, súp để quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn.

Thực phẩm giúp giảm tiết axit dạ dày, làm lành vết loét

Một số thực phẩm thuộc nhóm này gồm: gừng, mật ong, bắp cải, nha đam, việt quất, nghê, hạt chia, hạnh nhân, óc chó.

Viêm loét dạ dày - tá tràng nên kiêng gì?

Ảnh minh hoạ

Thức ăn khó tiêu

Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo như các đồ chiên xào, rán …vì chúng khiến dạ dày phải làm việc lâu hơn để tiêu hóa các chất béo đó.

Thức ăn tăng tiết dịch vị axit

Khi dùng thức ăn nhóm này, dạ dày sẽ bị kích ứng khiến cho axit dạ dày tiết ra nhiều, dạ dày co bóp, làm việc vất vả hơn như:

Thức ăn cay, nóng như tiêu, ớt … Những chất này khi tiếp xúc với dạ dày sẽ kích thích dạ dày tăng tiết axit, kích thích vào vết viêm, loét khiến chúng càng trầm trọng.

Thực phẩm chứa chất kích thích

Các loại đồ uống như rượu, bia, đồ uống có ga, cà phê, socola, thuốc lá… những chất này gây ức chế quá trình tạo lớp màng nhầy khiến lớp bảo vệ dạ dày bị yếu đi. Lúc này, axit sẽ thừa cơ tấn công khiến bệnh nặng càng nặng hơn.

Thức ăn chứa nhiều axit

Nhóm thực phẩm gồm một số loại quả như cam, quýt, bưởi… cùng các món ăn lên men như dưa muối, cà muối…vì chúng chứa nhiều axit gây bào mòn thành ruột, dạ dày.

Người bệnh dạ dày nên xây dựng cho mình một chế độ ăn phù hợp, hình thành một số thói quen ăn uống đúng giờ giấc,tránh bỏ bữa, không ăn quá no, chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày, tránh vận động mạnh sau khi ăn. Có như vậy bệnh tình mới mau chóng thuyên giảm.

Chế độ ăn cần phải cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm, đặc biệt cần bổ sung thêm các loại vitamin và muối khoáng như: B12, acid folic, vitamin A, D, K, canxi, Fe, Zn, Mg. Ngoài việc ăn uống đủ chất và đúng cách, đúng bữa, bạn nên kết hợp điều chỉnh thói quen ăn uống sinh hoạt khoa học và sử dụng các loại thực phẩm giúp hỗ trợ đẩy lùi bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng hiệu quả như viên sủi đã được nhiều người bệnh tin tưởng và sử dụng.

SCurma Fizzy - Tập trung viêm loét hỗ trợ khỏe nhanh dạ dày

Sản phẩm được phân phối bởi Công ty Cổ phần Elepharma

VPGD: Số nhà 9, Trương Công Giai, Q.Cầu Giấy, TP. Hà Nội

GPKD số 0107844969 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp ngày 15/01/2015

Sản xuất: Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà

Hotline tư vấn (miễn phí): 1800 6091

Website: https://scurmafizzy.com/

Số GPQC: 01945/2017/ATTP-XNQC


Ý kiến của bạn