Người bị viêm gan B nên ăn uống thế nào?

08-04-2014 21:50 | Tin nóng y tế
google news

SKĐS - Tôi 42 tuổi, gần đây phát hiện bị viêm gan B. Tôi đã điều trị theo đơn của bác sĩ nhưng vẫn rất lo lắng, nhiều khi dẫn đến mất ngủ. Xin quí báo tư vấn cho tôi chế độ ăn uống giúp hạn chế tác hại của căn bệnh này.

Tôi 42 tuổi, gần đây phát hiện bị viêm gan B. Tôi đã điều trị theo đơn của bác sĩ nhưng vẫn rất lo lắng, nhiều khi dẫn đến mất ngủ. Xin quí báo tư vấn cho tôi chế độ ăn uống giúp hạn chế tác hại của căn bệnh này.

Hoài Thu (Đà Nẵng)

Hàng năm, trên thế giới có khoảng hơn 1 triệu người tử vong do biến chứng của viêm gan virut B (HBV) mạn tính, xơ gan, ung thư gan và bệnh gan giai đoạn cuối. Chính vì vậy, bất cứ ai khi kiểm tra thấy mình bị nhiễm HBV luôn luôn lo lắng, ăn ngủ không yên, vô hình trung lại là nguyên nhân làm cho bệnh lý tiến triển nặng lên. Thực tế cho thấy, không phải ai nhiễm HBV cũng dẫn tới viêm gan mạn tính, xơ gan và ung thư gan...

Khi kiểm tra máu, phát hiện mình bị nhiễm HBV, bạn không nên quá lo lắng mà bạn hãy bình tĩnh và nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kỹ về quá trình theo dõi cũng như điều trị.

Ngoài ra, thay đổi trong lối sống lành mạnh cũng có thể một phần giúp bạn kiểm soát được viêm gan B bằng cách: Ăn uống hợp lý: tốt nhất chỉ ăn vừa đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết. Nên ăn các loại thực phẩm giàu đạm (thịt cá, trứng, sữa...), đường và vitamin như hoa quả tươi, sữa chua...; giảm tối thiểu các thức ăn có mỡ, kể cả các món xào, rán; kiêng tuyệt đối rượu bia; Tập thể dục tuy không thải trừ được virut ra ngoài nhưng có tác dụng giúp bạn giữ và duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Bạn có thể đi bộ, tập bơi, yoga hoặc thái cực quyền. Tuy nhiên, cần nhớ là không nên tập luyện quá sức vì có thể làm cho hệ miễn dịch của bạn yếu đi; Bỏ thuốc lá: Gan chịu trách nhiệm phân hủy các hóa chất độc hại và những chất độc trong khói thuốc; Thận trọng khi sử dụng thuốc, kể cả các thuốc thảo mộc vì chúng đều có nguy cơ gây độc cho gan.

BS. Lan Anh


Ý kiến của bạn