Người bị trào ngược acid có nên ăn dứa không?

12-05-2025 06:10 | Cảnh giác thực phẩm
google news

SKĐS - Dứa là một loại trái cây có tính acid. Đối với một số người, ăn thực phẩm có tính acid làm tình trạng trào ngược acid trở nên tồi tệ hơn nhưng dứa cũng chứa một loại enzyme lại có thể giúp tiêu hóa. Vậy người bị trào ngược acid có nên ăn dứa không?

Dứa là loại trái cây nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đây là nguồn bromelain tự nhiên, giúp phân hủy protein. Một số người dùng bromelain như một chất hỗ trợ tiêu hóa và một số người cho rằng nó làm giảm các triệu chứng của một số tình trạng tiêu hóa. Vậy người trào ngược acid ăn dứa được không?

1. Dứa có tính acid không?

Dứa có tính acid cao. Dứa thường có điểm từ 3 đến 4 trên thang độ pH. Điểm 7 là trung tính và điểm cao hơn là kiềm.

Người bị trào ngược acid có nên ăn dứa không?- Ảnh 1.

Dứa là loại trái cây mùa hè có mùi vị thơm ngon và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Ngoài ra, đối với dứa, độ acid có thể thay đổi tùy thuộc vào cách bảo quản, nhiệt độ và các yếu tố khác. Ví dụ, độ pH của nước ép dứa có thể dao động từ 2,51 đến 3,91, tùy thuộc vào cách bảo quản trong tủ đông, tủ lạnh hay ở nhiệt độ phòng.

Việc dứa có lợi ích hay có ảnh hưởng đến chứng trào ngược acid có thể tùy thuộc vào mỗi người, vì những người dễ mắc triệu chứng này có thể có các tác nhân kích hoạt khác nhau.

2. Dứa có gây trào ngược acid không?

Trào ngược acid hay trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi các chất trong dạ dày trào ngược trở lại cổ họng, gây ra cảm giác nóng rát, khó chịu ở ngực và cổ họng. Đây là một tình trạng phổ biến, tình trạng này xảy ra khi cơ thắt thực quản dưới không đóng kín thực quản với dạ dày.

Phụ nữ mang thai có thể bị hàng ngày, thậm chí 1 trên 3 người trưởng thành gặp phải hàng tháng. Có thể mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản nếu bị trào ngược acid vài lần một tuần trở lên hoặc nếu tình trạng trào ngược đã làm tổn thương thực quản.

Một số người thấy rằng thực phẩm có tính acid, chẳng hạn như dứa, làm cho chứng trào ngược trở nên tồi tệ hơn bằng cách làm tăng lượng acid trong dạ dày. Tuy nhiên, đối với những người khác, các loại thực phẩm và đồ uống khác lại là vấn đề lớn hơn. Mọi người có thể thử loại bỏ dứa khỏi chế độ ăn uống của mình, sau đó đưa lại một lượng nhỏ dứa vào chế độ ăn, để xem liệu nó có tác dụng tiêu cực nào không.

3. Bromelain trong dứa có giúp điều trị chứng trào ngược acid không?

Dứa có chứa bromelain, một loại enzyme tiêu hóa có thể giúp phân hủy thức ăn, đặc biệt là protein. Điều này khiến một số người suy đoán rằng ăn dứa hoặc uống thực phẩm bổ sung bromelain có thể lợi cho các tình trạng tiêu hóa. Tuy nhiên, hiện tại không có bằng chứng khoa học nào cho thấy ăn dứa hoặc uống bromelain có thể giúp điều trị trào ngược acid.

4. Vậy người bị trào ngược acid ăn dứa được không?

Người bị trào ngược acid có nên ăn dứa không?- Ảnh 3.

Người bị trào ngược acid ăn dứa thế nào cho phù hợp nên hỏi ý kiến của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng.

Những người bị trào ngược acid thường được khuyên nên tránh các loại thực phẩm có tính acid cao, chẳng hạn như dứa. Tuy nhiên, vì dứa có nhiều lợi ích cho sức khỏe, để xác định xem có nên giữ dứa trong chế độ ăn uống của mình hay không, hãy cân nhắc trước khi loại bỏ nó khỏi chế độ ăn uống bằng cách ghi nhật ký thực phẩm những gì ăn và thời điểm xảy ra trào ngược acid.

Nếu một người thường xuyên bị trào ngược acid, có thể mắc một tình trạng được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Tình trạng này cần được điều trị và thực hiện chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng. Nếu không được điều trị, chứng trào ngược thường xuyên có thể gây ra những tác dụng phụ, chẳng hạn như làm hỏng thực quản hoặc răng.

6 loại thực phẩm nên thận trọng khi dùng chung với dứa6 loại thực phẩm nên thận trọng khi dùng chung với dứa

SKĐS - Dứa là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đôi khi việc tiêu thụ dứa với một số loại thực phẩm lại không có lợi cho sức khỏe.

Xem thêm video đang được quan tâm:

8 thực phẩm cần tránh khi bị trào ngược dạ dày thực quản.


ThS. BS. Trần Phương Thảo
Ý kiến của bạn