Người bị trầm cảm nên ăn gì, kiêng gì để cải thiện bệnh?

SKĐS - Với người bệnh trầm cảm, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng. Ăn những thực phẩm có lợi không chỉ cải thiện mà còn giúp kiểm soát được các triệu chứng của bệnh lý trầm cảm.

Cách chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh đột quỵ theo hướng dẫn của bác sĩ Cách chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh đột quỵ theo hướng dẫn của bác sĩ

SKĐS - Bên cạnh việc xử trí đúng cách và kịp thời, một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh đột quỵ nhanh hồi phục, hạn chế di chứng. BS. Trần Trọng Nhân, Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhân dân 115 sẽ hướng dẫn chi tiết trong bài viết này.

1. Thực phẩm tốt cho người bệnh trầm cảm

1.1 Omega-3

Não người được cấu tạo từ 60% là chất béo, trong đó DHA và EPA là hai thành phần rất quan trọng. Việc bổ sung omega-3 đặc biệt chú ý đến hàm lượng EPA (khuyên dùng khoảng 1g/ngày) và tỉ lệ giữa EPA:DHA (2:1 hoặc 3:1) cho thấy hiệu quả đáng kể trong việc cải thiện triệu chứng ở bệnh nhân trầm cảm.

Omega-3 có nhiều trong các loại cá béo như cá thu, cá hồi, cá trích; các loại hạt như óc chó, hạt lanh. Trong 100g thực phẩm thì cá thu chứa 2,5g omega-3, cá trích chứa 1,7g và cá hồi chứa 1,2g omega-3. 

Để hạn chế chứng trầm cảm, nên ăn cá ít nhất 2 lần/tuần, trong đó có một lần cá béo và các loại hạt.

1.2 Rau củ quả

Dinh dưỡng giúp kiểm soát chứng trầm cảm - Ảnh 3.

Cà chua tốt cho người bệnh trầm cảm.

Những thực phẩm giàu chất chống ôxy hóa như rau củ và trái cây có khả năng tiêu diệt các gốc tự do giúp bảo vệ tế bào não chống lại trầm cảm.

Các loại rau xanh có lá như cải xoăn, cải bó xôi, xà lách arugula (rocket), cải làn, rau dền, cải cầu vồng... tốt cho người bệnh trầm cảm. Những loại rau này không chỉ nhiều dinh dưỡng mà còn có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như trộn salad, xào hay xay nước để uống.

Các loại rau quả có màu sắc đa dạng như cà chua, ớt chuông, bông cải xanh, bông cải trắng, cà tím, bắp cải tím, các loại quả mọng (việt quất, dâu tây...). Đặc biệt, trái bơ giàu chất béo, chất xơ và kali… tốt cho người bệnh trầm cảm.

Các loại đậu như đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu nành… bổ sung folate, một loại vitamin cần thiết để ngăn chặn trầm cảm phát triển.

1.3 Chế độ ăn Địa Trung Hải

Là một chế độ ăn giàu chất béo, giảm đạm và nhất là đạm từ thịt động vật (trừ cá). Chất béo của chế độ ăn này đến từ cá và các loại hạt giàu chất béo như hạt óc chó, hạt lanh, hạt chia và quả bơ. 

Người Địa Trung Hải thích ăn cá, ăn vừa phải thịt gà và hạn chế các loại thịt khác cũng như trứng, sữa. Họ cũng có những bữa ăn đa dạng rau quả và trái cây. Đặc biệt, họ thích sử dụng nhiều loại gia vị tự nhiên để ăn kèm với đồ ăn như quế, tiêu, hành, tỏi.

Tuy nhiên điểm quan trọng nhất cần được nhắc đến là lối sống Địa Trung Hải. Một lối sống với những bữa ăn cộng đồng, cùng thưởng thức cùng chia sẻ và những hoạt động thể chất theo nhóm như đi bộ, khiêu vũ, đạp xe... Lối sống và chế độ ăn này đã giúp cư dân Địa Trung Hải có sức khỏe tốt và có tuổi thọ cao.

Như vậy, chế độ ăn Địa Trung Hải có thể xem như một sự kết hợp hoàn hảo của những chất có lợi cho sức khỏe, chống lại bệnh trầm cảm như đã nói ở trên. Cá và các loại hạt cung cấp chất béo giàu omega-3, rau lá xanh và trái cây cung cấp đa dạng các loại vitamin và chất chống ôxy hóa.

Chế độ ăn đủ chất, tăng cường rau xanh trái cây, chất béo từ cá và các loại hạt mang lại lợi ích cho sức khỏe tâm thần, từ đó làm giảm nguy cơ mắc trầm cảm và giảm triệu chứng của trầm cảm.

Dinh dưỡng giúp kiểm soát chứng trầm cảm - Ảnh 5.

Ăn quá nhiều ngũ cốc tinh chế gây nên tâm trạng mệt mỏi.

2. Thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm chứng trầm cảm

2.1 Đường

Những loại đồ ăn thức uống có đường là thực phẩm không tốt cho cơ thể. Đường cũng có thể tác động đáng kể đến tâm trạng của người dùng. Những thực phẩm chứa nhiều đường như bánh ngọt, bánh quy, ngũ cốc, đồ uống, các loại gia vị như nước sốt thịt nướng, nước xốt salad…

Nhiều thực phẩm được coi là lành mạnh nhưng lại chứa một lượng đường bổ sung bất thường. Tiêu biểu là thanh granola, thanh năng lượng, hỗn hợp đường và các loại hạt rang mật ong.

Người bệnh trầm cảm nên hạn chế thực phẩm có nhiều đường, đặc biệt là những thực phẩm có thêm đường. Giữ lượng đường trong máu cân bằng hơn trong suốt cả ngày cũng có thể giúp tâm trạng cân bằng hơn.

2.2 Ngũ cốc tinh chế

Nhiều loại thực phẩm được tìm kiếm vì sự tiện lợi lại là những thứ có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của người sử dụng như gạo trắng, mì ống, bánh quy giòn, bánh mì, khoai tây chiên và thực phẩm tẩm bột… Khi ăn quá nhiều những thực phẩm này sẽ làm giảm lượng đường trong máu, điều này cũng có thể dẫn đến các triệu chứng của tâm trạng thấp và mệt mỏi.

2.3 Rượu

Rượu là một chất gây trầm cảm và có thể dẫn đến suy giảm khả năng phán đoán và thời gian phản ứng. Nhiều đồ uống có cồn cũng có thể chứa khá nhiều đường, có thể làm xấu đi tâm trạng và khiến lượng đường trong máu tăng cao và giảm xuống.

Theo sổ tay Chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (APA), trầm cảm được mô tả bằng các đặc trưng như tâm trạng buồn chán, thiếu năng lượng và khó tập trung. Trong khi đó, lo âu có những biểu hiện như lo lắng thái quá, dễ nổi nóng và rối loạn giấc ngủ.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Thuốc Molnupiravir điều trị COVID-19 là gì?


BS. Trần Trọng Nhân
Khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Nhân dân 115
Ý kiến của bạn