Người bị tăng huyết áp nên uống gì?

07-05-2025 17:33 | Phòng mạch online

SKĐS - Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, đột quỵ và tử vong sớm. Ngoài thuốc điều trị, chế độ vận động, thói quen sinh hoạt khoa học thì chế độ ăn cũng là yếu tố rất quan trọng đối với người bệnh để kiểm soát tốt huyết áp.

6 yếu tố rủi ro có thể gây tăng huyết áp6 yếu tố rủi ro có thể gây tăng huyết áp

SKĐS - Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, có thể gây đột quỵ và tử vong sớm. Hầu hết các trường hợp tăng huyết áp không có triệu chứng và chỉ được phát hiện tình cờ qua đo huyết áp tại nhà hay khám sức khỏe tổng quát định kỳ.

Uống nước đúng cách có thể giúp cơ thể duy trì lượng máu thích hợp, giảm áp lực lên thành mạch máu, từ đó góp phần kiểm soát huyết áp cao. Nước có tác dụng giúp thận lọc và đào thải các chất độc ra ngoài cơ thể hiệu quả hơn, uống nước hợp lý sẽ giảm gánh nặng cho hệ tuần hoàn. Việc duy trì uống đủ nước mỗi ngày là cách tốt nhất để điều hòa thân nhiệt, giảm căng thẳng cho tim mạch.

Ngoài ra, thói quen uống nước trước bữa ăn có thể giúp kiểm soát lượng thức ăn nạp vào, góp phần duy trì cân nặng hợp lý.

Dưới đây là một số loại nước tốt cho người bệnh tăng huyết áp

Nước lọc

Không chỉ có lợi trong việc hạ đường huyết mà nước lọc cũng mang lợi ích chung cho sức khỏe. Khi cơ thể thiếu nước thì khả năng lưu thông của mạch máu sẽ suy giảm và cơ thể phải tiết kiệm nước để duy trì công đoạn trao đổi chất, hiện trạng mất nước kéo dài cũng có khả năng dẫn tới nâng cao huyết áp. Hãy tập thói quen uống tối thiểu 2 lít (8 cốc) nước mỗi ngày, bạn cũng có thể sử dụng đồng hồ báo thức hoặc chương trình trên điện thoại để luyện tập thói quen này.

Trà xanh

Trà xanh là thức uống quen thuộc rất tốt cho người bệnh tăng huyết áp. Flavonoid có trong trà xanh được biết đến là 1 chất chống oxy hóa hiệu quả, giúp cải thiện độ đàn hồi và độ bền của thành mạch. Điều này giúp hạ huyết áp và ngăn ngừa các vấn đề tim mạch như đột quỵ, xơ vữa động mạch và suy tim. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng uống trà xanh đều đặn có hiệu quả trong việc giảm cả huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu. Không những thế trà xanh còn giúp kiểm soát và ổn định huyết áp hiệu quả.

Người bị tăng huyết áp nên uống gì?- Ảnh 2.

Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, đột quỵ.

Atiso

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng Atiso có chứa phytochemical – một thành phần sở hữu tác dụng tương tự chất chống oxy hóa, giúp giãn thành mạch, cải thiện lưu thông máu và hạ huyết áp nhanh chóng. Trà atiso giúp giảm lượng cholesterol xấu và cung cấp chất chống oxy hóa cho cơ thể, vậy nên nó được coi là 1 cách điều trị cao huyết áp tự nhiên.

Hoa cúc

Trà hoa cúc được biết đến với đặc tính hàn, thanh mát có tác dụng thư giãn, giảm căng thẳng và hỗ trợ hạ huyết áp. Trong trà chứa nhiều hợp chất có lợi như flavonoid, terpenoid và coumarin góp phần tạo nên đặc tính trị liệu. Uống trà hoa cúc mỗi ngày, đặc biệt là vào buổi tối có thể giúp kiểm soát huyết áp và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, trà hoa cúc cũng được yêu thích nhờ đặc tính chống viêm, chống oxy hóa giúp bảo vệ gan và phòng ngừa ung thư.

Hoa hòe

Hoa hòe rất quen thuộc với chúng ta, hoạt chất rutin có trong hòe có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mao mạch, làm bền thành mạch. Vì vậy hoa hoè được sử dụng phòng các biến chứng của tăng huyết áp.

Ngoài ra, có nhiều nghiên cứu chỉ ra trong nụ hòe có một số thành phần giúp kiểm soát quá trình trao đổi chất, giảm cholesterol, giảm hấp thụ chất béo, từ đó giúp giảm cân hiệu quả.

Tóm lại: Tăng huyết áp là vấn đề đáng lo ngại, việc dùng thuốc cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Trước khi thay đổi thói quen uống, người bị tăng huyết áp nên tham khảo ý kiến bác sĩ vì một số thức uống có thể tương tác với thuốc huyết áp, làm tăng hoặc giảm hiệu quả của thuốc. Bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên cụ thể về các loại thức uống phù hợp dựa trên tình trạng sức khỏe và phác đồ điều trị của bạn.

Phòng ngừa tăng huyết áp là cách để phòng ngừa bệnh tim mạch, đột tử và nhiều hệ lụy khác. Ngoài các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi, bạn có thể phòng ngừa tăng huyết áp bằng một lối sống và sinh hoạt lành mạnh. Không có triệu chứng không có nghĩa là chỉ số huyết áp của bạn bình thường. Vì vậy, nên khám sức khỏe định kỳ để được kiểm tra chỉ số huyết áp, cũng như một số bệnh lý khác có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp. Nếu được chẩn đoán bị tăng huyết áp, cần theo sát điều trị của bác sĩ và thường xuyên kiểm tra huyết áp tại nhà.

Cà phê có làm tăng huyết áp của bạn?Cà phê có làm tăng huyết áp của bạn?

SKĐS - Nếu bạn có vấn đề về huyết áp, tốt nhất hãy tham khảo bác sĩ chuyên khoa trước khi muốn sử dụng cà phê hay các đồ uống có chứa caffein.

BS Hoàng Thị Bích
Ý kiến của bạn