Hà Nội

Người bị suy giãn tĩnh mạch chân cần lưu ý những điều này để tránh bị nặng hơn

13-08-2023 17:27 | Bệnh thường gặp

SKĐS - Suy giãn tĩnh mạch chi dưới còn được gọi là suy giãn tĩnh mạch chân. Đây là căn bệnh gây đau đớn, cản trở sinh hoạt và có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.

Căn bệnh khiến nghệ sĩ Trấn Thành vắng bóng trên các show truyền hình, chuyên gia chỉ rõ những người có nguy cơ cao mắc bệnhCăn bệnh khiến nghệ sĩ Trấn Thành vắng bóng trên các show truyền hình, chuyên gia chỉ rõ những người có nguy cơ cao mắc bệnh

SKĐS - Mới đây, nghệ sĩ Trấn Thành xác nhận bản thân mắc bệnh giãn tĩnh mạch ở chân, một trong những nguyên nhân gây bệnh là do là anh đứng quá nhiều trong thời gian dài, anh được bác sĩ khuyến cáo nên nghỉ ngơi.

Người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân cần xác định rõ mình gặp vấn đề với tĩnh mạch nông hay tĩnh mạch sâu bằng cách đi khám và siêu âm. Ngoài việc thực hiện chỉ định của thầy thuốc thì người bệnh cần lưu ý:

1. Về chế độ ăn uống

Người bị suy giãn tĩnh mạch nên đảm bảo khẩu phần ăn hàng ngày đủ chất dinh dưỡng, giàu vitamin đồng thời có đủ chất xơ như trái cây, rau quả tươi, ngũ cốc... để tránh bị táo bón; không nên để bị béo phì, nếu quá béo thì cần giảm trọng lượng. Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày (nhu cầu nước mỗi ngày cho cơ thể một người lớn là 1,5 - 2 lít nước).

2. Về chế độ sinh hoạt

- Kiểm soát cân nặng

Béo phì là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Bởi lúc đó đôi chân sẽ phải gánh một áp lực rất lớn, sẽ làm ảnh hưởng đến sự lưu thông của máu. Vì vậy kiểm soát cân nặng trong mức cho phép là một cách hữu hiệu để phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chi dưới.

Tuy nhiên, giảm cân không có nghĩa là ép cân, thực hiện một chế độ ăn uống kham khổ. Thay vào đó là một chế độ ăn uống, sinh hoạt và luyện tập khoa học, lành mạnh.

8 lưu ý cho người bị suy giãn tĩnh mạch chân - Ảnh 2.

Làm việc đứng quá lâu một thời gian dài và thường xuyên cũng gây nên bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới.

- Ngồi đúng tư thế

Muốn phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới thì việc điều chỉnh tư thế ngồi cũng rất quan trọng. Động tác bắt chéo chân sẽ tạo nhiều áp lực lên đùi, xương chậu, gây cản trở cho việc lưu thông máu. Từ đó mà chân dễ bị tê, mỏi, hình thành tình trạng da sần vỏ cam. Lâu dần sẽ dẫn đến suy giãn tĩnh mạch chi dưới.

Bên cạnh đó, ngồi lâu một chỗ cũng cản trở việc lưu thông máu đến chân. Đặc biệt là đối với dân văn phòng thì càng cần chú ý. Để phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chi dưới nên thường xuyên cử động chân khi ngồi. Thỉnh thoảng có thể đứng lên đi lại để cho máu được lưu thông.

- Giảm thời gian đứng

Giống như ngồi, việc đứng quá lâu một thời gian dài và thường xuyên cũng gây nên bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Khi đứng, áp lực của toàn bộ cơ thể sẽ dồn lên đôi chân, gây sức ép lên các dây thần kinh. Để phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chi dưới, cố gắng tránh đứng quá lâu. Thỉnh thoảng hãy ngồi xuống để đôi chân được thư giãn. Hoặc có thể cử động chân khi đứng để máu được lưu thông tốt hơn.

3. Cần tập thể dục thể thao thường xuyên

Luyện tập thể dục thể thao điều độ, đúng cách luôn tốt cho sức khỏe. Những môn thể thao phù hợp để phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới bao gồm: Đạp xe, bơi lội, đi bộ, khiêu vũ… Những bộ môn này giúp phần chân hoạt động nhiều hơn nhằm cải thiện lưu thông máu ở chân, phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chi dưới.

Không nên chơi những môn thể thao có cử động mạnh và chuyển hướng đột ngột gây chấn động lên hệ tĩnh mạch chân như cử tạ, nhảy cao, nhảy xa, chạy tốc độ, tennis, bóng đá...

8 lưu ý cho người bị suy giãn tĩnh mạch chân - Ảnh 3.

Hạn chế đi giày cao gót và mang một đôi tất chun sẽ giúp phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chi dưới hiệu quả.

4. Hạn chế đi giày cao gót và mặc quần bó chật

Giày cao gót cũng là một trong những nguyên nhân đẫn đến suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Mang giày cao gót thường xuyên sẽ tạo áp lực lên vùng gót chân, khiến tĩnh mạch ở đây tổn thương, làm cho việc lưu thông máu trở nên khó khăn. Vì vậy, thay vì mang giày cao gót thì nên thay bằng giày gót thấp hoặc dép đế mềm.

Việc mặc quần quá chật hoặc bó sát cũng làm máu khó lưu thông, dễ bị tắc nghẽn ở phần chân. Để phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chi dưới nên chọn trang phục thoái mái, rộng rãi.

5. Gác chân cao khi ngủ

Việc đặt một chiếc gối dưới chân trong khi ngủ là một phương pháp hữu hiệu để phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Tư thế này sẽ giúp máu được lưu thông dễ dàng hơn, không bị tắc nghẽn lại trong lúc ngủ. Đồng thời còn giúp giảm áp lực lên đôi chân.

6. Đi tất đặc biệt

Trong cuộc sống hiện đại, vì tính chất công việc mà không thể tránh việc đứng quá lâu trong một thời gian dài. Vì vậy mang một đôi tất chun sẽ giúp phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chi dưới hiệu quả. Chúng sẽ giúp đôi chân cảm thấy dễ chịu, giảm bớt áp lực và lưu thông máu dễ dàng hơn.

7. Cẩn thận với thuốc tránh thai

Trong thuốc tránh thai chứa hàm lượng estrogen cao. Các nghiên cứu cho thấy, estrogen với hàm lượng cao có thể làm thay đổi lưu thông máu, góp phần làm phát triển bệnh suy giãn tĩnh mạch. Vì vậy, các bạn nữ không nên lạm dụng thuốc tránh thai.

8. Không hút thuốc, hạn chế uống rượu

Thuốc lá và thức uống có cồn gây tổn hại rất lớn đến thành tĩnh mạch. Vì vậy để phòng ngừa suy giảm tĩnh mạch, nên chấm dứt việc sử dụng thuốc lá và hạn chế uống rượu.

Người bị giãn tĩnh mạch chân nên tránh mang vác, khiêng xách nặng vì sẽ làm cho máu dồn xuống chân nhiều hơn và làm cho tĩnh mạch càng bị quá tải.

Không nên xoa dầu nóng vào chân, không ngâm chân trong nước nóng vì nóng càng làm cho tĩnh mạch giãn nở, làm giảm khả năng vận chuyển máu trở về tim. Không tắm nước quá nóng, sau khi tắm xong nên xối lại chân bằng nước lạnh, nước lạnh sẽ làm co tĩnh mạch giúp cho sự chuyển máu về tim dễ dàng hơn.

Tóm lại: Khi thực hiện tốt các thói quen sinh hoạt trên, người bệnh đã có thể giảm tỷ lệ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch. Với những người có các biểu hiện khó chịu tức nặng chân... cần được thăm khám kịp thời tránh để bệnh diễn biến nặng hơn.

Có 3 phương pháp điều trị chính suy giãn tĩnh mạch chân:

- Thường dùng nhất là sử dụng tất áp lực nhằm phục hồi áp suất chênh lệch giữa hai hệ thống tĩnh mạch, giảm đường kính lòng tĩnh mạch để tăng khả năng lưu thông máu.

- Cách thứ hai là dùng các thuốc làm vững bền thành mạch hoặc các thuốc làm xơ hóa lòng mạch, tiêm gây xơ tại chỗ.

- Phương pháp thứ ba là can thiệp ngoại khoa: Mổ mở hoặc điều trị kỹ thuật cao ít xâm lấn bằng Laser.


Bác sĩ Phạm Thế Đức
Ý kiến của bạn