Người bị đái tháo đường ăn uống thế nào để không bị suy dinh dưỡng?

15-06-2022 10:50 | Dinh dưỡng
google news

SKĐS - Hiện nay, nhiều người bị đái tháo đường nên đã quá kiêng khem dẫn tới bị suy dinh dưỡng.

Người bị đái tháo đường ăn uống thế nào để không bị suy dinh dưỡng? - Ảnh 2.

BS. Tạ Tùng Duy

1. Nếu không đảm bảo dinh dưỡng thì dễ mắc các bệnh gì?

Nếu ăn không đảm bảo chất dinh dưỡng hoặc do hấp thu kém cơ thể sẽ bị thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng và sẽ gây ra tình trạng suy dinh dưỡng. 

Suy dinh dưỡng không chỉ làm giảm sức khỏe mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng nhất là bệnh đường hô hấp, đường ruột.

Bệnh đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa gây tăng đường huyết mạn tính kéo theo rối loạn chuyển hóa lipid, protid và điện giải do thiếu insulin. Bệnh đái tháo đường thường gặp ở những người thừa cân, béo phì, người ít vận động thể lực hoặc do chế độ ăn nhiều chất béo, lượng glucid phức hợp giảm và đường ngọt tăng. 

Vì vậy để phòng tránh bệnh đái tháo đường, chúng ta cần kiểm soát cân nặng và thực hiện một số lưu ý về dinh dưỡng sau:

  • Chế độ ăn đầy đủ, đa dạng và dựa vào các thức ăn có nguồn gốc thực vật là chính
  • Nên chia các bữa ăn thành 5-6 bữa/ngày.
  • Nguồn năng lượng chủ yếu dựa vào lương thực, khoai củ ít qua chế biến. 
  • Hạn chế chất bột, đường ngọt có chỉ số đường huyết cao như khoai tây, bánh mỳ, mứt kẹo, bánh ngọt, nước ngọt, trái cây khô, phủ tạng động vật, đồ hộp, không ăn cùng lúc các loại quả ngọt như xoài, na, nho (nên chia 2-3 lần/ngày)
  • Ưu tiên ăn cá hoặc thịt gia cầm.
  • Lượng cholesterol không vượt quá 300mg/ngày và nên sử dụng những loại dầu tốt cho sức khỏe như dầu oliu, dầu mè, dầu đậu nành, dầu gạo lứt…
  • Lượng muối không quá 6g/ngày
  • Không nên uống rượu, bia
  • Không hút thuốc lá và có lối sống năng động.
Người bị đái tháo đường ăn uống thế nào để không bị suy dinh dưỡng? - Ảnh 4.

Cần có chế độ ăn đầy đủ, đa dạng trong bữa cơm hằng ngày

2. Biểu hiện của cơ thể khi bị suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng là một hiện tượng phổ biến, thông thường người bị suy sinh dưỡng có thể thiếu hụt cả protein và năng lượng. Biểu hiện lâm sàng ở người trưởng thành sẽ bao gồm:

  • Tình trạng mệt mỏi xảy ra thường xuyên, giảm vận động thể lực
  • Giảm sức đề kháng, dễ mắc bệnh
  • Cơ teo tóp
  • Vết thương lâu lành
  • Giảm ham muốn và khả năng sinh sản kém.

Nếu tình trạng kéo dài các biểu hiện có thể xảy ra:

  • Da khô, xanh xao và nhợt nhạt
  • Dễ rụng tóc
  • Không còn lớp mỡ dưới da
  • Khuôn mặt gầy tóp
  • Các bệnh lý như suy tim, suy gan hoặc suy hô hấp.
Người bị đái tháo đường ăn uống thế nào để không bị suy dinh dưỡng? - Ảnh 6.

Nhu cầu năng lượng tùy thuộc vào các đặc điểm như tuổi, giới, thể trạng hay thể trạng của từng người.

3. Nhu cầu năng lượng cần đối với người mắc bệnh đái tháo đường đường từng nhóm tuổi

Với những người mắc bệnh đái tháo đường nhu cầu năng lượng giống như người bình thường. Nhu cầu tăng hay giảm hoặc thay đổi khác nhau tùy thuộc vào các đặc điểm như tuổi, giới, thể trạng hay thể trạng của từng người. Theo khuyến nghị năng lượng mức năng lượng bình thường của từng đối tượng bao gồm:

Trẻ em:

+ Trẻ 1-3 tuổi: 1300kcal

+ Trẻ 4-6 tuổi:  1600kcal

+ Trẻ 7-9 tuổi: 1800kcal

+ Trẻ 10-12 tuổi: nam là 2200kcal, nữ là 2100 kcal

+ Trẻ 13-15 tuổi: nam là 2500kcal, nữ là 2200kcal

+ Trẻ 16-18 tuổi: nam là 2700 kcal, nữ là 2300kcal

Thanh niên (từ 19-29 tuổi): Nam giới là 2600 kcal, nữ giới là 2100kcal

Trung niên (từ 30-60 tuổi): Nam giới là 2300kcal, nữ giới là 2000kcal

Người cao tuổi (trên 60 tuổi): Ở độ tuổi này do khối lượng cơ bắp và thể lực giảm nên từ độ tuổi 60 trở lên nhu cầu năng lượng giảm 10% so với người trưởng thành, đến 70 tuổi giảm 20%.

4. Trẻ em béo phì cần ăn như thế nào để tránh bệnh đái tháo đường?

Béo phì trẻ em làm tăng nguy cơ trở thành béo phì người lớn, trẻ béo phì hay mắc các bệnh đường hô hấp trên và các bệnh xương khớp hơn. Ngoài ra nếu không kiểm soát cân nặng, béo phì làm tăng rủi ro về bệnh tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp và các bệnh mạn tính khác.

Lời khuyên về dinh dưỡng cho trẻ bị béo phì là  duy trì mức năng lượng hợp lý, hạn chế chất béo động vật, hạn chế thực phẩm có lượng đường cao như bánh, kẹo, nước ngọt… Nên ăn  thịt gà, cá, đậu phụ, các loại trái cây ít ngọt như dưa hấu, nho ta, dưa bở có thể sử dụng không hạn chế. Những loại trái cây ngọt như quýt, táo, vú sữa, na, hồng xiêm, xoài chín nên ăn tuần khoảng 2-3 lần với số lượng vừa phải.

Ngày càng nhiều người mắc đái tháo đường, phụ nữ mang thai ngừa bệnh thế nào?Ngày càng nhiều người mắc đái tháo đường, phụ nữ mang thai ngừa bệnh thế nào?

SKĐS - Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) là một bệnh chuyển hóa gây ra lượng đường trong máu cao. Bệnh có diễn tiến âm thầm và nguy hiểm, gây nhiều biến chứng nặng nề ở các cơ quan trong cơ thể. Phụ nữ mang thai cũng là một trong số nhóm người có nguy cơ mắc bệnh.

Mời đón xem video đang được quan tâm:

Món ăn bổ dưỡng từ thịt gà


BS. Tạ Tùng Duy
Ý kiến của bạn