Người bệnh viêm phổi nên ăn gì, kiêng gì để hồi phục sức khỏe?

SKĐS - Để điều trị viêm phổi, ngoài việc thăm khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống cũng đóng góp rất lớn tới việc hồi phục sức khỏe của bệnh nhân. - Chất lượng sống

Viêm phổi là tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp, thường gặp chủ yếu ở người già, trẻ em, hoặc ở những người có hệ miễn dịch và hô hấp suy yếu. Tình trạng viêm nhiễm xảy ra khi chẳng may bạn hít phải yếu tố gây hại từ môi trường: Vi sinh vật gây bệnh, khói bụi, khói thuốc lá, không khí lạnh,... Những yếu tố này xâm nhập qua đường thở và gây nên những tổn thương tại các túi khí của phổi, dẫn đến các triệu chứng của căn bệnh này.

Diễn tiến của bệnh ban đầu rất nhẹ, âm thầm và không có triệu chứng điển hình. Các dấu hiệu chỉ bao gồm sốt nhẹ, ớn lạnh, ho ít và dễ khiến người bệnh nhầm lẫn với cảm cúm thông thường. Khi viêm tiến triển nặng hơn, các triệu chứng ho, sốt cao, khó thở cũng rõ rệt hơn. Lúc này, việc điều trị bệnh để làm giảm các triệu chứng rất cần thiết.

1. Viêm phổi là gì?

Viêm phổi là viêm các phế nang trong phổi do một tổn thương nào đó gây nên. Hai phế nang chứa nhiều dịch nhầy hoặc mủ, xuất tiết dịch đường hô hấp trên gây ho đờm, sốt ớn lạnh, khó thở. Bệnh hay gặp nhất là nhiễm trùng bởi vi khuẩn, virus, vi nấm. Viêm phổi có thể ở một vùng hoặc ở một vài vùng (viêm phổi thuỳ hoặc “đa thùy”) hoặc toàn bộ phổi.

Người bệnh viêm phổi nên ăn gì, kiêng gì để hồi phục sức khỏe? - Ảnh 1.

Viêm phổi là tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp, thường gặp chủ yếu ở người già, trẻ em.

2. Các loại viêm phổi

Viêm phổi bệnh viện: Là loại viêm phổi xuất hiện sau khi bệnh nhân nhập viện 48 giờ, mà trước đó bệnh nhân hoàn toàn không có các biểu hiện của viêm phổi. Viêm phổi bệnh viện có thể kháng với nhiều loại kháng sinh, khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn.

Viêm phổi cộng đồng: Viêm phổi cộng đồng chỉ tất cả các loại viêm phổi mà không phải là viêm phổi bệnh viện. Nguyên nhân gây ra viêm phổi cộng đồng rất đa dạng, thông thường do vi khuẩn, virus. Sử dụng vaccine có thể giúp phòng tránh virus cúm và một số loại vi khuẩn nhất định có khả năng gây ra viêm phổi. Viêm phổi cộng đồng ở trẻ nhỏ còn có một loại đặc biệt hay gặp đó là viêm phổi hít, xảy ra sau khi trẻ hít phải thức ăn, chất lỏng hoặc chất nôn vào trong phổi (khi trẻ bị ho, bị sặc,...).

Viêm phổi ở người suy giảm miễn dịch:

Viêm phổi ở bệnh nhân thiếu hụt globulin miễn dịch và bổ thể .

Viêm phổi ở bệnh nhân thiếu hụt bạch cầu hạt.

Viêm phổi ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch tế bào: Ở người mắc bệnh ác tính, ở người ghép tạng, ở bệnh nhân AIDS.

Viêm phổi ở những bệnh nhân có bệnh lý suy giảm miễn dịch khác.

Người bệnh viêm phổi nên ăn gì, kiêng gì để hồi phục sức khỏe? - Ảnh 2.

Viêm phổi bệnh viện và viêm phổi cộng đồng là hai loại thường gặp nhất.

3. Người viêm phổi nên ăn gì?

Rau xanh và hoa quả

Rau củ quả là nguồn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp bổ sung dinh dưỡng, kháng viêm và tăng cường sức đề kháng cho người bệnh viêm phổi. Vì thế, những người bị viêm phổi nên ăn nhiều rau quả tươi, hoặc nấu chín, làm súp và sinh tố để dễ ăn hơn. Những loại quả nên được ưu tiên là các quả giàu vitamin A, vitamin C, vitamin E.

Nên chọn các loại rau củ quả có màu đậm như các loại rau lá xanh: rau ngót, cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh...; các loại trái cây giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C như: cam, nho, dâu tây, đu đủ, táo, lê, chuối…

Nếu người bệnh mệt mỏi, khó ăn, có thể uống các loại nước ép trái cây và rau quả tươi cũng rất tốt cho bệnh nhân viêm phổi.

Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc là nguồn bổ sung carbohydrate - cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Không chỉ vậy, trong các hạt ngũ cốc cũng chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, giúp tăng cường bổ sung các chất này cho cơ thể.

Vitamin B từ ngũ cốc nguyên hạt có vai trò sản xuất năng lượng, giúp kiểm soát nhiệt độ cơ thể. Đây cũng là nguồn cung cấp nguyên tố vi lượng Selen dồi dào, giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch và phòng chống ung thư phổi.

Các hạt ngũ cốc dinh dưỡng mà người bệnh viêm phổi nên ăn là yến mạch, gạo lứt, bắp rang, lúa mạch,...

Người bệnh viêm phổi nên ăn gì, kiêng gì để hồi phục sức khỏe? - Ảnh 3.

Người viêm phổi cần có chế độ ăn hợp lý để tăng cường sức khỏe.

Thực phẩm giàu protein

Ở người bệnh viêm phổi, ngay khi quá trình viêm diễn ra, thì sự tăng sinh, tái cấu trúc tế bào niêm mạc tại phổi cũng xảy ra, dẫn đến hình thành những tổ xơ hóa và để lại mô sẹo tại phổi. Do đó, bổ sung thực phẩm giàu protein có vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể phục hồi và sửa chữa những mô, tế bào bị tổn thương.

Tuy nhiên, không phải nguồn đạm nào cũng tốt cho sức khỏe người bệnh. Để giúp hỗ trợ quá trình điều trị viêm phổi, người bệnh nên chọn những nguồn đạm ít chất béo bão hòa; tăng cường chất béo omega-3 là chất chống viêm cho cơ thể. Những thực phẩm giàu đạm tốt có thể kể đến là: Thịt ức gà, đậu, thịt trắng, cá (cá hồi, cá mòi),...

Các loại đồ uống như nước, sinh tố, sữa

Duy trì đủ nước cũng là một điều cần thiết với người bệnh viêm phổi, nhất là với những trường hợp bị sốt cao, nôn mửa và tiêu chảy. Việc bổ sung đủ nước bằng các đồ uống như sinh tố, nước ép trái cây, sữa hoặc nước lọc sẽ giúp bù lại lượng nước và điện giải đã mất cho cơ thể.

Bên cạnh đó, uống nhiều nước còn có tác dụng làm loãng đờm, dịch nhầy gây bít tắc đường thở, nhờ đó người bệnh có thể dễ dàng tống xuất những chất này khỏi cơ thể qua phản xạ ho. Nhưng cũng cần lưu ý, nên cho người bệnh uống đồ uống ấm nóng để làm dịu cổ họng, hạn chế bớt cơn đau thắt ngực do ho.

Omega-3

Viêm phổi nên ăn gì thì đừng bỏ qua axit béo tốt như omega-3. Nó có tác dụng chống viêm rất mạnh mẽ. Bạn có thể nhận được lượng omega-3 đặc biệt dồi dào trong một vài loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá thu,… hoặc từ nguồn gốc thực vật là quả óc chó, hạt đậu nành,..

Gừng

Gừng là một gia vị phổ biến trong căn bếp của mỗi gia đình. Đây cũng là phương thuốc tự nhiên có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm phổi cực hiệu quả, bởi trong gừng tươi có chứa chất chống viêm, giúp sát trùng đường hô hấp và ngăn chặn vi sinh vật gây bệnh rất tốt. Gừng thường được dùng nhiều dưới dạng trà nóng, uống vào lúc sáng sớm.

Người bệnh viêm phổi nên ăn gì, kiêng gì để hồi phục sức khỏe? - Ảnh 4.

Gừng có nhiều tác dụng tốt đối với người viêm phổi.

Mật ong

Là loại thực phẩm có hàm lượng vitamin, các chất chống oxy hóa, chống viêm cực cao nên mật ong thường được dùng để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Không những vậy, mật ong còn là vị thuốc dân gian giúp chữa bệnh hô hấp hiệu quả và làm giảm triệu chứng ho do viêm phổi rõ rệt. Những cách dùng mật ong đơn giản thường gặp là: Mật ong pha nước ấm, trà mật ong kết hợp với chanh, gừng,...

Nghệ

Với thành phần curumin mang nhiều lợi ích cho sức khỏe, kể cả kháng viêm và chống ung thư.

Tỏi

Với khả năng ức chế sản xuất enzym gây viêm đồng thời làm tăng cường oxy máu đến các tổ chức, cơ quan. Từ đó, loại gia vị này sẽ giúp hỗ trợ tốt cho quá trình chống viêm của bạn.

Trà xanh

Là thức uống nổi tiếng với thành phần chống oxy hóa EGCG – giúp kháng viêm rất tốt.

Người bệnh viêm phổi nên ăn gì, kiêng gì để hồi phục sức khỏe? - Ảnh 5.

Trà xanh với thành phần chống oxy hóa EGCG – giúp kháng viêm rất tốt.

4. Viêm phổi không nên ăn gì?

Những nguyên tắc ăn uống dưới đây sẽ giúp bạn tránh xa được viêm phổi và các bệnh nhiễm trùng khác:

Thịt đỏ 

Thịt đỏ được cho là có thể gây viêm hoặc làm trầm trọng tình trạng viêm vốn có. Do đó, nếu bạn muốn cân bằng đạm cho khẩu phần ăn khi bị viêm đường hô hấp, hãy thay thế thịt bò bằng thịt gia cầm, các loại cá hoặc lựa chọn dùng nguồn đạm thực vật dồi dào từ các loại đậu, sữa chua ít béo.

Thực phẩm nhiều dầu mỡ

Tránh món ăn nhiều dầu mỡ như thức ăn chiên xào nướng hay những thực phẩm đã qua chế biến như thịt nguội, xúc xích, bánh ngọt, thức ăn và đồ uống nhiều đường,… Bởi vì chúng đều là những thực phẩm chứa nhiều chất béo không lành mạnh, thúc đẩy quá trình viêm tiến triển nặng hơn.

Chất kích thích

Kiêng rượu, bia và các chất kích thích trong quá trình điều trị viêm phổi. Bên cạnh ngưng hút thuốc lá cũng là cách giúp bảo vệ sức khỏe lá phổi cho bạn.

Chế độ dinh dưỡng nâng cao thể trạng cho người ung thư phổiChế độ dinh dưỡng nâng cao thể trạng cho người ung thư phổi

SKĐS -.Không có loại thực phẩm hoặc chất bổ sung nào có thể chữa khỏi hoặc điều trị bệnh ung thư. Tuy nhiên cùng với phác đồ điều trị chuyên sâu của bác sĩ thì việc thực hiện một chế độ ăn phù hợp sẽ giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh ung thư phổi.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Tiếp xúc gần F0, vì sao nhiều người vẫn 'miễn nhiễm' với COVID-19


D.H (th)
Ý kiến của bạn