Nguyên nhân là do một số loại thuốc này có chứa thành phần có thể gây giãn đồng tử, dẫn đến tình trạng tăng nhãn áp góc đóng cấp tính...
1. Nguy cơ làm tăng nhãn áp của thuốc trị dị ứng, cảm cúm
Tăng nhãn áp là một bệnh lý nhãn khoa khá phổ biến do tổn thương dây thần kinh thị giác. Tổn thương này thường xuất phát từ áp suất mắt hoặc áp suất nội nhãn (IOP) quá cao. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại bệnh tăng nhãn áp đều giống nhau.
Bệnh tăng nhãn áp góc mở là phổ biến nhất và thường tiến triển chậm. Các triệu chứng thường không dễ nhận thấy ngay lập tức, nhưng theo thời gian, tình trạng này có thể dẫn đến mất thị lực hoặc mù lòa.
Mặt khác, bệnh tăng nhãn áp góc đóng thường xuất hiện đột ngột, có thể gây mất thị lực nhanh chóng, khiến nó trở thành một trường hợp cấp cứu y tế. Điều trị bệnh tăng nhãn áp thường bao gồm dùng thuốc nhỏ mắt theo toa mỗi ngày, nhưng điều quan trọng là phải tránh một số loại thuốc có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp.
Tăng nhãn áp góc đóng cấp tính là một tình trạng vô cùng nghiêm trọng khi áp lực bên trong mắt (áp lực nội nhãn, nhãn áp hay IOP) tăng đột ngột, xảy ra khi dòng thủy dịch bị chặn lại không chảy ra ngoài được, làm tăng áp lực...
Thuốc kháng histamin có thể khiến đồng tử giãn ra, dẫn đến tích tụ chất lỏng ở phía sau mắt, gây thêm áp lực lên dây thần kinh thị giác. Một số thuốc kháng histamin không kê đơn (OTC) phổ biến là diphenhydramine, loratadine, cetirizine... Nhiều loại thuốc ho và cảm lạnh OTC có chứa thuốc thông mũi như pseudoephedrine, phenylephrine... những loại thuốc này cũng làm tăng nguy cơ giãn đồng tử, tăng nhãn áp.
Nếu bạn biết mình bị bệnh tăng nhãn áp, điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng các loại thuốc không kê đơn này.
2. Làm gì để chủ động phòng ngừa?
Mặc dù tăng nhãn áp góc đóng là tình trạng tương đối hiếm gặp chỉ chiếm một phần nhỏ trong số tất cả các trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh tăng nhãn áp, nhưng bệnh nhân tăng nhãn áp phải nhận thức được những rủi ro tiềm ẩn.
Chẩn đoán kịp thời và điều trị hiệu quả là rất quan trọng để bảo vệ thị lực. Tìm hiểu xem bạn có nguy cơ không và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc dị ứng hoặc thuốc cảm OTC nào.
Nếu bị đau mắt, buồn nôn hoặc nôn, mờ mắt hoặc nhìn thấy quầng sáng hoặc cầu vồng sau khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, hãy ngừng dùng thuốc ngay lập tức, liên hệ với bác sĩ nhãn khoa hoặc đến các cơ sở y tế chuyên khoa mắt để được xử trí kịp thời.
Mời xem thêm video được quan tâm:
Khô mắt : Nguyên nhân và cách phòng ngừa