Hà Nội

Người bệnh tăng huyết áp cần thận trọng khi sử dụng các chất bổ sung

15-11-2022 06:38 | An toàn dùng thuốc

SKĐS - Một số loại thực phẩm chức năng, thảo mộc, vitamin và khoáng chất có thể có những lợi ích sức khỏe đáng kể, nhưng đối với những người bị tăng huyết áp cần thận trọng khi sử dụng các chất bổ sung này.

Sử dụng thực phẩm chức năng, các chất bổ sung hay thảo dược với mục tiêu tối ưu hóa sức khỏe, nhưng nhiều người không nhận ra rằng một số loại có thể gây hại vì có thể tương tác với các loại thuốc khác (cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn). 

Ví dụ, một số chất bổ sung trong các sản phẩm thực phẩm chức năng có thể làm tăng huyết áp hoặc tương tác với thuốc huyết áp làm cho thuốc kém hiệu quả hơn. 

Sử dụng thực phẩm chức năng người bệnh huyết áp cao cần thận trọng - Ảnh 1.

Sử dụng thực phẩm chức năng, người bệnh huyết áp cao cần thông báo với bác sĩ điều trị.

1. Không dựa vào thực phẩm chức năng để điều trị tăng huyết áp

Không có bằng chứng khoa học chắc chắn rằng bất kỳ thực phẩm chức năng hay chất bổ sung nào có thể giúp giảm huyết áp. Các bác sĩ không khuyến cáo dùng thực phẩm chức năng để điều trị tăng huyết áp.

Thực phẩm chức năng hay các chất bổ sung không phải là một sự thay thế cho thuốc điều trị huyết áp theo toa hoặc các biện pháp thay đổi lối sống. Nếu muốn sử dụng thực phẩm chức năng để hỗ trợ người bệnh nên trao đổi với bác sĩ điều trị. 

Cách tốt nhất để kiểm soát huyết áp là duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, đạt được cân nặng hợp lý, giảm lượng natri, ăn một chế độ ăn uống tốt cho tim và tập thể dục thường xuyên; đồng thời kiểm tra huyết áp thường xuyên tại nhà, dùng thuốc theo đơn bác sĩ đều đặn, hằng ngày... 

2. Lưu ý khi bổ sung vitamin và khoáng chất

Khi áp dụng chế độ ăn đa dạng, cân bằng, giàu trái cây và rau quả có thể giúp đảm bảo cơ thể nhận được các vitamin và khoáng chất thiết yếu.

Nếu nghi ngờ thiếu hoặc có nguy cơ thiếu vitamin, khoáng chất cần tham khảo ý kiến chuyên gia y tế hoặc dinh dưỡng trước khi sử dụng.

3. Thận trọng khi sử dụng thảo dược

Một số chất bổ sung thảo dược có thể ảnh hưởng đến huyết áp, bao gồm:

Sử dụng thực phẩm chức năng người bệnh huyết áp cao cần thận trọng - Ảnh 3.

Cẩn thận khi sử dụng thuốc thảo dược vì có thể gây tương tác bất lợi với thuốc huyết áp.

Ngoài ra, một số thảo dược thường được sử dụng có thể tương tác với thuốc trị tăng huyết áp như:

  • Hoa anh thảo
  • Bạch quả
  • Nhân sâm
  • Cam thảo
  • St. John's Wort

4. Các chất khác có thể làm tăng huyết áp

Nếu đang điều trị tăng huyết áp, nên biết rằng các chất và thuốc sau đây có thể làm tăng huyết áp:

  • Caffeine
  • Rượu bia
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) đặc biệt khi sử dụng lâu dài
  • Thuốc tránh thai nội tiết tố
  • Một số loại thuốc chống trầm cảm
  • Một số thuốc chống loạn thần
  • Thuốc steroid

Vì vậy, để đảm bảo an toàn, tránh các tương tác gây bất lợi ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh cũng như sức khoẻ, người bệnh tăng huyết áp cần thận trọng khi sử dụng thuốc cũng như các sản phẩm thực phẩm chức năng, thảo dược... Không nên tự ý sử dụng.

Mời xem thêm video đang được quan tâm:

7 công dụng ngạc nhiên của vỏ chuối

Ds. Vũ Thuỳ Dương
Ý kiến của bạn