Người bệnh sau cắt túi mật nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện chức năng ruột?

SKĐS - Một chế độ ăn ít chất béo nên được áp dụng cho những người đã trải qua phẫu thuật cắt túi mật. Điều này đúng bất kể tuổi tác, giới tính hay tình trạng sức khỏe trong ít nhất một tháng sau khi phẫu thuật.

1. Hạn chế chất béo sau phẫu thuật cắt túi mật

Không phải ai đã cắt bỏ túi mật cũng cần phải tuân theo một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt ít chất béo trong suốt phần đời còn lại của họ. Tuy nhiên, nếu kiêng cữ được sẽ giúp cải thiện chức năng ruột cũng như sức khỏe tổng thể.

Sau một tháng hoặc cúng có thể lâu hơn,  người bệnh có thể tiêu thụ lượng chất béo và đường trở lại bình thường. Một số người thậm chí có thể quay trở lại chế độ ăn uống như trước khi phẫu thuật.

Dinh dưỡng sau khi cắt bỏ túi mật phải luôn đáp ứng lượng protein, carbs, chất béo và chất dinh dưỡng hấp thụ tối thiểu hàng ngày được nêu trong Hướng dẫn chế độ ăn 2020 - 2025 của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA).

Lượng ăn kiêng được khuyến nghị (RDI) mỗi ngày

Độ tuổi

Lượng calo

Chất đạm

Carb

Chất béo bão hòa

Thêm đường

Chất xơ

Nữ từ 19 - 30

2.000

46g

130g

dưới 10%

dưới 10%

28g

Nam 19 - 30

2.400 - 3.000

56g

130g

dưới 10%

dưới 10%

33,6g

Phụ nữ 31- 50

1.800

46g

130g

dưới 10%

dưới 10%

25,2g

2. Người cắt túi mật nên ăn gì?

Không có một chế độ ăn kiêng sau phẫu thuật cắt túi mật phù hợp với tất cả mọi người. Dưới đây là những thực phẩm mà người bệnh có thể tham khảo:

2.1 Trái cây và rau

Chất xơ hòa tan trong khoai lang và bông cải xanh có thể giúp ngăn ngừa tiêu chảy. Nếu không muốn ăn các loại trái cây có múi như cam và bưởi vì quá chua, hãy ăn táo, chuối, bơ và quả mọng. Các món súp rau củ rất bổ dưỡng và dễ tiêu hóa, tuy nhiên nên tránh và hạn chế các loại súp kem, ít nhất là trong thời gian ngắn hạn.

Đôi khi, do bổ sung quá nhiều chất xơ vào chế độ ăn uống bằng cách ăn thêm rau và ngũ cốc nguyên hạt sẽ gây ra tình trạng tiêu chảy. Lúc này, có thể chuyển sang chế độ ăn BRAT (viết tắt tiếng Anh của chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng). Đây là chế độ ăn được khuyến nghị cho những người bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. Chế độ ăn sẽ bao gồm các thực phẩm có ít protein, chất béo và chất xơ, dễ tiêu hóa hoặc giảm lượng chất xơ cho đến khi cơ thể thích nghi.

2.2 Sữa

Người bệnh sau cắt túi mật nên hạn chế chất béo - Ảnh 4.

Các sản phẩm từ sữa đầy đủ chất béo có thể quá khó để cơ thể phân hủy, đặc biệt là khi đang hồi phục sau phẫu thuật cắt túi mật. Sữa chua ít béo, sữa không chứa sữa và một số pho mát ít béo có thể dễ dung nạp hơn nếu ăn một cách điều độ và lượng vừa phải. Có thể thử pho mát không sữa làm từ hạt điều hoặc đậu nành.

2.3 Ngũ cốc

Khi bắt đầu quay trở lại chế độ ăn uống bình thường, hãy tập trung vào việc tăng lượng chất xơ từ ngũ cốc nguyên hạt, bao gồm gạo lứt và lúa mạch. Bánh mì nướng và bánh quy giòn có thể mang lại lợi ích phục hồi sức khỏe sau phẫu thuật. Nhưng sau đó, người bệnh cắt túi mật sẽ muốn thay thế những thực phẩm làm từ bột mì trắng tinh chế bằng các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt.

2.4 Protein

Sau khi cắt túi mật, người bệnh không cần túi mật để tiêu hóa protein. Điều này có nghĩa là thực phẩm giàu protein không gây những tác hại cho sức khỏe trừ khi chúng cũng chứa nhiều chất béo. Sau phẫu thuật cắt túi mật, nên hạn chế ăn những loại thịt bò có vân mỡ, cắt bỏ phần mỡ thừa từ thịt gà, thịt lợn, thịt bò và các loại thịt khác.

Quả hạch, hạt và bơ hạt là những nguồn cung cấp protein thực vật tốt nhưng chúng lại rất giàu chất béo. Đậu, các loại đậu và các sản phẩm từ đậu nành là những lựa chọn lành mạnh nếu như phù hợp với cơ thể và không gây ra các triệu chứng về tiêu hóa.

Người bệnh sau cắt túi mật nên hạn chế chất béo - Ảnh 5.

2.5 Đồ uống

Tốt nhất nên hạn chế những loại đồ uống có nhiều đường, như nước trái cây có đường và thức uống cô đặc. Theo thời gian, có thể khám phá và lựa chọn những loại nước uống phù hợp với sức khỏe, bản thân.

Các loại đồ uống như cà phê sữa có thể gây tình trạng khó tiêu. Thay vào đó, hãy tìm các lựa chọn ít béo hoặc không sữa được làm từ đậu nành hoặc sữa hạnh nhân. Các loại trà thảo mộc, đặc biệt là bạc hà, có thể rất tốt cho sức khỏe và đường tiêu hóa.

Hạn chế các loại cocktail ngọt và bia nhiều carb. Ngay cả những loại rượu ngọt hơn, như rượu vang ngọt cũng có thể gây ra vấn đề cho sức khỏe.

2.6 Món tráng miệng

Món tráng miệng có nhiều đường và chất béo chuyển hóa đặc biệt khó tiêu hóa. Chỉ nên ăn kem, bánh ngọt, bánh quy, bánh pudding và sô cô la thỉnh thoảng và điều độ.

Có một số món tráng miệng không chứa sữa, ít chất béo tốt nhưng hãy để ý đến các chất làm ngọt nhân tạo như sorbitol có thể làm tăng nguy cơ tiêu chảy.

Trong vòng vài tuần sau khi cắt bỏ túi mật, có thể tăng dần số lượng và phạm vi thực phẩm có thể ăn. Thử nghiệm với các nhóm thực phẩm khác nhau để xem cơ thể phản ứng như thế nào. Bằng cách ghi nhật ký thực phẩm, có thể theo dõi xem thực phẩm nào gây ra nhiều vấn đề nhất và thực phẩm nào không.

3. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh sau cắt bỏ túi mật

Người bệnh sau cắt túi mật nên hạn chế chất béo - Ảnh 6.

- Chế độ dinh dưỡng sau khi cắt bỏ túi mật có thể sẽ bắt đầu với những món ăn loãng, dễ hấp thu, sau đó là cơm. Khi trở lại chế độ ăn bình thường hơn, cần hạn chế chất béo và các loại thực phẩm khác có thể gây ra các triệu chứng, chẳng hạn như sữa, trong khoảng một tháng.

- Sau khi cắt túi mật, nên chia nhỏ các bữa ăn mỗi ngày sẽ giúp cơ thể có thể hoạt động tốt hơn ba bữa ăn lớn theo thói quen.

- Nếu công việc phải di chuyển nhiều, hãy chuẩn bị sẵn nhiều đồ ăn nhẹ ít chất béo. Sau bữa ăn, hãy cho bản thân thời gian để tiêu hóa thức ăn.

- Nên ưu tiên các món luộc, hấp. Nếu cần dầu để nướng hoặc quay, hãy sử dụng bình xịt để tráng nhẹ thực phẩm thay vì đổ dầu vào.

- Tránh nấu ăn với bơ, mỡ lợn, bơ thực vật và dầu thực vật hydro hóa.

- Trong khi các loại gia vị như ớt, cà ri và quế có thể gây khó chịu cho dạ dày, thì những gia vị khác như gừng hoặc nghệ có thể được làm dịu. Theo nguyên tắc chung, hãy luôn bắt đầu với lượng gia vị nhỏ nhất để xem cơ thể phản ứng như thế nào. Thức ăn cay có thể khiến khó tiêu và tiêu chảy.
Người không còn túi mật, ăn thế nào?Người không còn túi mật, ăn thế nào?

SKĐS - Những người đứng trước khả năng phải cắt túi mật thường có băn khoăn: Liệu có thể sống bình thường khi không có túi mật?

Xem thêm video đang được quan tâm:

Những điều nên tránh khi tự làm test nhanh COVID-19 tại nhà.


Bảo Anh
Ý kiến của bạn