Hà Nội

Người bệnh mạn tính ăn gì để khỏe mạnh đón Xuân?

SKĐS - Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng và quyết định trong dự phòng các bệnh mạn tính không lây trong suốt chu kỳ vòng đời của một đời người. Tất cả các lứa tuổi đều có thể mắc các bệnh này, vì vậy chế độ ăn và lối sống là cơ hội để phòng và chống các bệnh không lây nhiễm ở mọi lứa tuổi.

Chế độ ăn uống lành mạnh phòng ngừa bệnh mạn tínhChế độ ăn uống lành mạnh phòng ngừa bệnh mạn tính

SKĐS - Các bệnh không lây nhiễm (NCDs) như bệnh tim mạch, ung thư, bệnh hô hấp mạn tính, tiểu đường, béo phì và suy giảm nhận thức là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và

1. Vai trò của dinh dưỡng với bệnh không lây nhiễm

Theo Tổ chức Y tế thế giới, 80% bệnh tim mạch giai đoạn đầu, đột quỵ và đái tháo đường tuýp 2 và trên 40% ung thư có thể được phòng ngừa được thông qua chế độ ăn uống hợp lý, hoạt động thể lực đều đặn, không hút thuốc lá. Thực tế hiện nay, tỷ lệ người có những yếu tố nguy cơ gây bệnh mạn tính không lây nhiễm (KLN) vẫn đang cao và ngày càng gia tăng ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Chế độ ăn thiếu hoặc thừa về số lượng và tỷ lệ chất lượng các chất dinh dưỡng không cân đối đều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe. Do vậy, cần thực hiện một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý trong suốt chu kỳ vòng đời, từ khi chuẩn bị mang thai, tới giai đoạn phát triển bào thai trong tử cung, đến các giai đoạn tiếp theo của cuộc đời để dự phòng mắc các bệnh mạn tính không lây nhiễm.

 2. Vì sao cần đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng?

Cơ thể chúng ta hàng ngày cần rất nhiều chất dinh dưỡng. Không có một thức ăn nào là toàn diện và có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Do mỗi loại thức ăn có chứa một số loại chất dinh dưỡng với tỷ lệ khác nhau cho nên bữa ăn hàng ngày cần đủ và đa dạng từ 4 nhóm thực phẩm (nhóm glucid, nhóm đạm, nhóm lipid, nhóm vitamin và khoáng chất) hoặc ít nhất có 5 trong 8 nhóm thực phẩm, trong đó nhóm chất béo là bắt buộc và phối hợp nhiều loại thực phẩm (15-20 loại thực phẩm). 

Các chất dinh dưỡng của các loại thực phẩm này sẽ bổ sung cho nhau và giá trị dinh dưỡng của bữa ăn sẽ tăng lên.

photo-1642415171484

Các loại rau có màu xanh lá cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể.

3. Vai trò của các chất dinh dưỡng với bệnh mạn tính

Người bệnh mạn tính vẫn cần ăn bữa ăn cân đối, bao gồm có đủ 4 nhóm thực phẩm:

3.1. Nhóm ngũ cốc

Đây là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể hoạt động, trong đó gạo là lương thực được sử dụng nhiều nhất. Ngoài ra, cũng nên ăn thay đổi các loại ngũ cốc khác nhau như khoai lang, khoai tây, ngô… để làm đa dạng bữa ăn và các chất dinh dưỡng. 

Năng lượng từ ngũ cốc chỉ nên chiếm 55-67% tổng năng lượng khẩu phần, phần còn lại do các chất béo cung cấp chiếm 20-25% và phần còn lại 13-20% là từ chất đạm. Mỗi người trưởng thành có mức lao động thể lực trung bình nên ăn trung bình mỗi bữa 2 lưng bát cơm.

3.2. Nhóm thực phẩm nhiều đạm

Nhóm này cung cấp các thành phần thiết yếu để xây dựng nên cơ thể, đảm bảo cơ thể phát triển, duy trìbện nhiều hoạt động sống và tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật. Cần ăn phối hợp thực phẩm giàu đạm động vật (các loài gia súc, gia cầm, hải sản…) và đạm thực vật (các loại đậu, đỗ…). 

Các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò… có nhiều sắt giúp phòng chống thiếu máu thiếu sắt, đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và phụ nữ tuổi sinh đẻ.

Tuy nhiên, ăn nhiều thịt đỏ lại làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư, gout… do có chứa nhiều cholesterol, nhân purin. Vì vậy, không ăn quá ba lần thịt đỏ mỗi tuần, dưới 70g/ngày (thịt đã chế biến chín tương đương khoảng 100g/ngày thịt sống). Tăng cường ăn thịt gia cầm (như gà, vịt, ngan, chim…) và ăn ít nhất 3 bữa cá mỗi tuần.

Các loại cá nhỏ nấu nhừ ăn cả xương, tôm và tép ăn cả vỏ và cua là nguồn cung cấp canxi tốt cho cơ thể. Các loại hạt đậu, đỗ cung cấp một số acid amin thiết yếu mà đạm động vật thường có ít. Mỗi người trưởng thành có mức lao động trung bình nên ăn 5-6 đơn vị ăn thực phẩm giàu đạm mỗi ngày. Mỗi đơn vị ăn tương đương 4 miếng thịt lợn (31g), nửa khúc cá (35g), một quả trứng (47g), một bìa đậu phụ (58g).

photo-1642415174686

Mỡ cá có chứa nhiều omega 3 mang lại lợi ích cho sức khỏe.

3.3. Nhóm chất béo gồm mỡ động vật và dầu thực vật

Nhóm này giúp hấp thu các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K. Mỡ động vật thường chứa nhiều chất béo bão hòa nên ăn hạn chế ăn. Nhưng mỡ cá và mỡ gia cầm có nhiều chất béo chưa bão hòa, đặc biệt omega 3, 6, 9 có lợi cho sức khỏe. Các loại dầu thực vật cũng thường có nhiều chất béo chưa bão hòa nên có tác dụng tốt cho tim mạch và được khuyến khích tiêu thụ như dầu đậu nành, dầu mè, dầu hướng dương, dầu hạt cải… 

Tuy nhiên, có một số loại dầu thực vật có chứa nhiều chất béo bão hòa (như dầu cọ) cũng không nên ăn nhiều. Mỗi người trưởng thành mỗi ngày trung bình nên ăn khoảng 25-30g dầu, mỡ tương đương 5-6 thìa cà phê dầu, mỡ.

3.4. Nhóm rau, quả

Nhóm này cung cấp vitamin và khoáng chất giúp cơ thể phát triển ở trẻ nhỏ và tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật. Các loại rau lá màu xanh sẫm và các loại rau, quả màu vàng, đỏ là nguồn cung cấp vitamin A giúp sáng mắt, tăng sức đề kháng và chất sắt giúp chống thiếu máu thiếu sắt, giúp tăng trưởng và phát triển tốt.

Bên cạnh đó rau, quả còn chứa nhiều chất xơ và các chất chống oxy hóa nên có tác dụng nâng cao sức khỏe và phòng chống các bệnh mạn tính không lây. Người trưởng thành nên ăn rau quả 400-600 gam/ngày. Trẻ em cũng cần tập cho ăn rau, quả với cách chế biến phù hợp. Những người thừa cân, béo phì, rối loạn glucose máu, đái tháo đường nên hạn chế các loại quả chín ngọt và nhiều năng lượng như chuối, xoài, mít, vải… 

Người trưởng thành mỗi ngày nên ăn tối thiểu 2-3 lưng bát con rau và 2-3 phần quả, mỗi phần rau và quả là 80g tương đương 1 quả kích cỡ trung bình như chuối, hồng xiêm, quả táo tây, ½ quả xoài, 1 miếng đu đủ, 1 miếng dưa hấu… Nên ăn đa dạng các chủng loại, màu sắc rau quả.

Cần thực hiện một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý trong suốt chu kỳ vòng đời, từ khi chuẩn bị mang thai, tới giai đoạn phát triển bào thai trong tử cung, đến các giai đoạn tiếp theo của cuộc đời để dự phòng mắc các bệnh mạn tính không lây nhiễm.

4. Lời khuyên dinh dưỡng ngày lễ tết với người bệnh mạn tính

- Các loại gia vị mặn: Ăn thừa muối làm tăng nguy cơ bệnh tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, ung thư dạ dày, loãng xương, sỏi thận… Vì vậy, người trưởng thành chỉ ăn tối đa là 5 gam muối/ngày (1 thìa cà phê), hoặc 8g bột canh (1,5 thìa cà phê), 25ml nước mắm (3 thìa con cá), 35ml xì dầu (3,5 thìa con cá). Do vậy hạn chế ăn các món kho, rim, rang; hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn như giò, chả, xúc xích, thịt xông khói, bim bim, các món ăn rang muối, dưa cà muối, cá khô...

- Các loại đồ ngọt: Bánh kẹo, mứt các loại, nước ngọt, các loại sữa nước, sữa bột có nhiều đường, cà phê tan có đường... nếu tiêu thụ nhiều đều làm gia tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, đái tháo đường, bệnh tim mạch. Do vậy, cần hạn chế các loại đồ ngọt, nên uống các loại nước quả ép tươi ít hoặc không đường, sữa không đường. Mỗi người mỗi ngày không nên ăn quá 25g (5 thìa cà phê) đường từ tất cả các nguồn thực phẩm, đồ uống.

photo-1642415177587

Người bệnh mạn tính nên tránh ăn đồ ăn ngọt.

- Hạn chế các món xào, rán, nướng và nên tăng cường ăn các món luộc, hấp để giảm mất mát các chất dinh dưỡng và biến đổi thực phẩm gây tác hại cho sức khỏe. Dầu, mỡ để rán chỉ dùng một lần rồi đổ bỏ, không dùng lại nhiều lần. Thực phẩm chế biến sẵn có nhiều chất béo (snack, khoai tây chiên, bim bim, gà rán, thịt nướng, pizza…).

- Cần hạn chế và không lạm dụng rượu, bia: Đối với nam giới nên uống không quá 2 đơn vị rượu hoặc nữ giới không nên quá 1 đơn vị rượu mỗi ngày. Một đơn vị rượu tương đương 1 cốc vại bia hoặc 1 chén 30ml rượu mạnh.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Tăng sức khỏe cho F0 tại nhà

BS. Nguyễn Văn Tiến
Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia)
Ý kiến của bạn