Người bệnh lưỡi bản đồ tập luyện thế nào để giảm khó chịu?

09-12-2024 17:00 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Người bệnh lưỡi bản đồ có thể gặp khó chịu, tăng nhạy cảm ở lưỡi gây lo lắng. Việc tập luyện, nhất là các bài tập lưỡi có thể khắc phục tình trạng này.

1. Vai trò của tập luyện với người bệnh lưỡi bản đồ

Lưỡi bản đồ là một tình trạng viêm, trên bề mặt lưỡi có những vết như hình bản đồ, viền màu trắng, phía trong đỏ đậm hơn màu lưỡi bình thường, bệnh nhân đau rát dị cảm, vận động lưỡi khó khăn.

Người bệnh lưỡi bản đồ khi tập luyện thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần, ngoài ra tập luyện còn hỗ trợ:

- Giảm các triệu chứng lo âu, căng thẳng giúp người bệnh vui vẻ hơn, chất lượng cuộc sống nâng cao hơn.

- Tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, hệ miễn dịch của cơ thể.

- Giúp giảm đau dị cảm ở lưỡi, hỗ trợ nuốt thức ăn, vận động lưỡi linh hoạt, dễ dàng hơn.

Người bệnh lưỡi bản đồ tập luyện thế nào để giảm khó chịu?- Ảnh 1.

Hình ảnh lưỡi bản đồ.

2. Các bài tập hiệu quả với người bệnh lưỡi bản đồ

2.1. Bài tập lưỡi

Bài tập này giúp người bệnh giảm đau rát, tê bì lưỡi, tăng phạm vi chuyển động của lưỡi, nuốt thức ăn dễ dàng hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý không ăn hoặc uống bất kỳ thức ăn hoặc đồ uống nào trong miệng khi thực hiện các bài tập này. Thực hành các bài tập này 3 lần mỗi ngày.

Mở rộng lưỡi

  • Thè lưỡi ra xa nhất có thể.
  • Giữ lưỡi ổn định và thẳng trong 5 giây.
  • Thư giãn và lặp lại 5 lần.

Thu lưỡi

  • Kéo lưỡi về xa nhất có thể.
  • Hãy tưởng tượng bạn đang cố chạm phần sau của lưỡi vào vòm miệng (như thể phát ra âm/k/).
  • Giữ trong 5 giây.
  • Thư giãn và lặp lại 5 lần.
Người bệnh lưỡi bản đồ tập luyện thế nào để giảm khó chịu?- Ảnh 2.

Thực hiện các bài tập lưỡi tốt cho người bệnh lưỡi bản đồ.

Mở rộng và thu lưỡi

Thực hiện qua lại giữa hai bài tập trên, giữ mỗi tư thế trong 5 giây.

Thư giãn và lặp lại 5 lần.

Đầu lưỡi hướng lên

  • Đặt lưỡi lên vùng gồ ghề phía sau răng trên hoặc đường viền nướu.
  • Mở miệng rộng nhất có thể với đầu lưỡi cố định (vẫn thực hiện bài tập này ngay cả khi đầu lưỡi không chạm tới đỉnh miệng).
  • Giữ trong 5 giây. Thư giãn và lặp lại 5 lần.

Đưa lưỡi từ bên này sang bên kia

  • Thè lưỡi ra, di chuyển đầu lưỡi sang bên trái của miệng, với xa nhất có thể; giữ trong 5 giây.
  • Di chuyển đầu lưỡi sang bên phải của miệng, với xa nhất có thể; giữ trong 5 giây.
  • Thư giãn và lặp lại 5 lần.

Ngoài các bài tập lưỡi chuyên biệt, người bệnh lưỡi bản đồ có thể tập các bài tập nhằm tăng sức đề kháng, nâng cao sức khỏe.

2.1. Thực hiện các bài tập yoga

- Tác dụng: Giúp giảm lo âu, tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho cơ thể.

- Cách thực hiện một số tư thế:

Tư thế em bé

  • Bắt đầu ở tư thế ngồi trên gót chân, khi cảm thấy ổn định và thoải mái, hãy mở rộng hông và đầu gối sang hai bên, hít thở đều.
  • Gập người về phía trước giữa hai đùi, hai tay duỗi thẳng trước mặt và lòng bàn tay úp xuống thảm, mông vẫn chạm gót chân.
  • Giữ tư thế trong 30 giây đến 1 phút hoặc hơn tùy theo khả năng của mỗi người.

Tư thế con cá

  • Nằm ngửa trên sàn, duỗi thẳng hai chân và đặt cạnh nhau. Hai tay để thoải mái áp sát vào thân người, lòng bàn tay ngửa lên.
  • Dần dần cong khuỷu tay, nâng ngực lên, đầu nâng nhẹ, đỉnh đầu chạm sàn.
  • Giữ tư thế 5-7 giây, thở nhẹ nhàng.
  • Thở ra và thả lỏng cơ thể, hạ đầu, hạ ngực xuống sàn; lặp lại từ 5-7 lần.
Huong-dan-thuc-hanh-tu-the-con-ca-trong-Yoga

Cách thực hiện tư thế con cá giúp người bệnh lưỡi bản đồ thư giãn, giảm lo lắng.

Tư thế đứng gập người

  • Đứng thẳng, hai chân khép lại hoặc mở rộng bằng hông.
  • Kéo giãn cột sống, giơ hai tay lên cao rồi từ từ hạ tay xuống sàn, cạnh hai chân hoặc ôm cổ chân sao cho trán chạm cẳng chân (nếu có thể).
  • Nhắm mắt, hít thở sâu, thư giãn, loại bỏ mọi suy nghĩ ra khỏi đầu.
tư thế đứng gập người

Tư thế đứng gập người giúp người bệnh lưỡi bản đồ thả lỏng, thư giãn.

2.2. Bài tập thở cho người bệnh lưỡi bản đồ

Hơi thở sư tử

  • Đầu tiên, hít vào một hơi thật sâu bằng mũi.
  • Thè lưỡi và mở miệng to hết cỡ, thở thật mạnh bằng miệng, tạo thành âm thanh "ha".
  • Thu lưỡi trở về trạng thái bình thường, lặp lại 7 lần.

Hơi thở đại dương

  • Ngồi ở tư thế thật thoải mái, thả lỏng cơ thể và nhẹ nhàng nhắm mắt lại, đặt hai tay lên đùi.
  • Hít vào thật sâu và chậm bằng mũi, từ từ cảm nhận luồng không khí đi vào mũi, lên phía trên đầu ống mũi rồi đi xuống ống khí quản.
  • Sau đó thở ra thật chậm và nhẹ nhàng bằng mũi, cảm nhận luồng không khí đi từ phổi qua ống khí quản và ra ngoài đầu mũi.
  • Tập trung vào hơi thở, lặp lại 5-7 lần.
670a59845f0989763e1760c8_130-reigate-blog-post-image-20170320220541

Bài tập thở giúp người bệnh lưỡi bản đồ thư giãn tâm trí.

2.4. Các hoạt động khác

- Đi bộ nhẹ nhàng ở công viên, xung quanh nhà nơi thoáng mát giúp thư giãn tăng cường miễn dịch, giảm lo âu

- Bơi lội giúp tinh thần phấn chấn, tăng cường sức khỏe ngày bơi 01 lần khoảng 30-40 phút vào chiều tối.

- Chạy bộ giúp lưu thông khí huyết tăng cường sức đề kháng hệ miễn dịch cơ thể, chạy bộ ở công viên 20-30 phút một ngày hoặc chạy với máy tập.

Chơi bóng chuyền giúp thư giãn tinh thần, nâng cao sức đê kháng, trong quá trình tập luyện nhờ giao tiếp người chơi khác có thể luyện khả năng vận động lưỡi.

2.5. Bấm huyệt

Huyệt liêm tuyền nằm chính giữa sụn giáp trạng, phía trên đường lằn chỉ ngang cuống hầu khoảng 0,2 thốn, giúp giảm đau rát lưỡi, tăng cường khả năng vận động của lưỡi. Bấm huyệt 3-5 phút, ngày 02 lần sáng- chiều.

Người bệnh lưỡi bản đồ tập luyện thế nào để giảm khó chịu?- Ảnh 6.

Vị trí huyệt liêm tuyền.

3. Những lưu ý khi tập luyện dành cho người lưỡi bản đồ

- Thời điểm tập tốt trong ngày: Nên tập vào buổi sáng, lúc chiều tà, tránh tập luyện khi cơ thể mệt mỏi, đêm khuya gây mất ngủ thời gian 20 phút đến 40 phút một ngày.

Trong giai đoạn bệnh cấp tính sốt, đau rát lưỡi nhiều, cơ thể mệt mỏi, lo âu không được tập luyện; khi bệnh ổn định bắt đầu tập.

- Cách tập không gây hại sức khỏe:

  • Chọn bài tập phù hợp tình trạng bệnh, cường độ tập tăng dần, nên phối hợp nhiều bài tập đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Tập trong môi trường thông thoáng sạch sẽ.
  • Khi triệu chứng như khó thở, mệt mỏi, đau bụng, tức ngực, hoa mắt thì dừng ngay.
  • Tránh xa đồ ăn cay nóng chất kích thích như cà phê, rượu, thuốc lá, bổ sung vitamin B, C.
  • Khi thực hiện các bài tập lưỡi có thể gây mỏi, căng nhưng người bệnh không nên nản chí mà nên duy trì thực hiện để tạo độ linh hoạt cho lưỡi, giúp việc nuốt dễ dàng hơn.

Mời bạn xem tiếp video:

Dấu hiệu nhận biết sớm của ung thư lưỡi | SKĐS


BS. Vũ Duy Thành
Ý kiến của bạn