Hà Nội

Người bệnh hen suyễn nặng có thêm cơ hội chữa trị

21-12-2021 14:17 | Thuốc mới
google news

SKĐS - Tezspire (tezepelumab-ekko) vừa được FDA phê duyệt để điều trị cho bệnh nhân người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên bị hen suyễn nặng.

Có khoảng 10% người bệnh hen bị hen suyễn nặng

Hen suyễn là một trong các bệnh mạn tính không lây, có tần suất mắc cao trên thế giới (ước tính khoảng 339 triệu người mắc trên toàn thế giới). Đa số trường hợp là hen không nặng có thể kiểm soát được với các điều trị thông thường như: Thuốc kiểm soát hen suyễn dạng hít, các liệu pháp sinh học hiện có và corticosteroid dạng uống (OCS)…

Tuy nhiên có khoảng 10% là hen nặng vẫn không kiểm soát được tình trạng bệnh. Do mức độ phức tạp của bệnh hen suyễn nặng, nhiều bệnh nhân bị viêm không rõ ràng hoặc có nhiều nguyên nhân gây viêm và có thể không đủ tiêu chuẩn hoặc đáp ứng không tốt với thuốc sinh học hiện tại.

photo-1639994750483

Có khoảng 10% người bệnh hen không kiểm soát được bệnh.

Bệnh hen suyễn nặng không được kiểm soát sẽ khiến bệnh nhân suy nhược với các đợt cấp thường xuyên, hạn chế đáng kể chức năng phổi và giảm chất lượng cuộc sống.

Bệnh nhân hen suyễn nặng có nguy cơ tử vong cao hơn và có nguy cơ nhập viện liên quan đến hen suyễn cao gấp đôi, so với bệnh nhân hen suyễn dai dẳng. Ngoài ra, còn tăng tác dụng phụ trong điều trị.

Mặc dù chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, với những bệnh nhân này chiếm khoảng 50% tổng chi phí điều trị liên quan đến hen suyễn.

Liệu pháp điều trị sinh học mới

Tezspirethuốc sinh học mới cho bệnh hen suyễn nặng, làm giảm liên tục và đáng kể các đợt cấp của bệnh hen suyễn.

photo-1639994753373

Thuốc mới dành cho bệnh nhân hen suyễn không đáp ứng với điều trị tiêu chuẩn hiện tại.

Thuốc hoạt động nhắm mục tiêu vào lymphopoietin mô đệm tuyến ức (TSLP) là một cytokine (một loại protein của hệ thống miễn dịch) có liên quan đến bệnh hen suyễn và các bệnh dị ứng khác.

TSLP được giải phóng để đáp ứng với nhiều yếu tố kích hoạt liên quan đến đợt cấp của bệnh hen suyễn, bao gồm chất gây dị ứng, virus và các phần tử trong không khí khác. Biểu hiện TSLP tăng lên trong đường thở của bệnh nhân hen suyễn và có tương quan với mức độ nghiêm trọng của bệnh. Việc ngăn chặn TSLP có thể ngăn chặn việc giải phóng các cytokine gây viêm bởi các tế bào miễn dịch, dẫn đến việc ngăn ngừa các đợt cấp của bệnh hen suyễn và cải thiện việc kiểm soát bệnh hen suyễn.

Giáo sư Andrew Menzies-Gow, Giám đốc Khoa Phổi, Bệnh viện Hoàng gia Brompton, London (Vương quốc Anh) cho biết: Do tính chất phức tạp và không đồng nhất của bệnh hen suyễn nặng và bất chấp những tiến bộ gần đây, nhiều bệnh nhân vẫn tiếp tục trải qua các đợt cấp thường xuyên, tăng nguy cơ nhập viện và giảm đáng kể chất lượng cuộc sống. 

Tezspire đại diện cho một phương pháp điều trị mới rất cần thiết cho nhiều bệnh nhân không đáp ứng với các thuốc tiêu chuẩn và tiếp tục phải vật lộn với bệnh hen suyễn nặng, không kiểm soát được.

Theo Tonya Winders, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Mạng lưới Dị ứng & Hen suyễn, tezspire được chấp thuận là một tin tích cực được mong đợi từ lâu đối với cộng đồng người bệnh hen suyễn. Lần đầu tiên, nhiều người sống chung với bệnh hen suyễn nặng có cơ hội được điều trị bất kể nguyên nhân gây viêm của họ là gì.

Lần đầu tiên FDA phê duyệt một loại thuốc sinh học điều trị hen suyễn mà không có giới hạn về kiểu hình và không phân biệt mức độ dấu ấn sinh học. Với sự chấp thuận của tezspire, các bác sĩ có thể đưa ra một phương pháp điều trị mới quan trọng có khả năng thay đổi việc chăm sóc cho bệnh nhân hen suyễn nặng.

Trong các nghiên cứu lâm sàng, các phản ứng có hại thường gặp nhất ở bệnh nhân dùng tezspireviêm họng, đau khớp và đau lưng. Các tác dụng ngoại ý được báo cáo thường xuyên nhất đối với tezspire là nhiễm trùng đường hô hấp trên và nhức đầu.

Tezspire cũng đang được phát triển cho các chỉ định tiềm năng khác bao gồm: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm mũi mãn tính với polyp mũi, mày đay tự phát mãn tính và viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan (EoE)…

Mời độc giả xem thêm video:

Nguy hiểm: Người mắc Omicron có nguy cơ tái nhiễm COVID-19 cao gấp 5 lần


Đỗ Minh Cường
(Theo Drugs)
Ý kiến của bạn