Hà Nội

Người bệnh hen có phải kiêng đồ ăn tanh?

SKĐS- Nhiều người mắc hen đã chủ động kiêng thực phẩm tanh như: cá, tôm, cua, ốc… vì cho rằng những thực phẩm này dễ gây dị ứng và khởi phát cơn hen. Quan điểm của chuyên gia y tế về việc kiêng cữ này như thế nào?

photo-1690695419257

Người có cơ địa dị ứng dễ mắc bệnh hen

Theo PGS.TS.BSCK2 Nguyễn Văn Đoàn, nguyên Giám đốc TT Dị ứng và Miễn dịch lâm sàng, BV Bạch Mai, bệnh hen là bệnh mạn tính đường thở (phế quản) do viêm, co thắt và tăng phản ứng đường thở, gây ra các triệu chứng: ho, khò khè, tức ngực, khó thở tái phát.

Người có cơ địa dị ứng dễ mắc hen. Khoảng 70% người bệnh hen có yếu tố cơ địa dị ứng, còn lại 30% người bệnh hen bị mắc phải. Cơ địa dị ứng là những người dễ mắc các bệnh dị ứng khác mà trước đó họ đã mắc một hay nhiều bệnh dị ứng như: viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, viêm da dị ứng, chàm, dị ứng thời tiết, mày đay…

Hen dị ứng hay còn gọi là hen ngoại sinh thường khởi phát sớm, khi tiếp xúc với các dị nguyên như: phấn hoa, lông súc vật, bọ nhà, thực phẩm gây dị ứng… sẽ làm khởi phát bệnh hen. Bệnh xuất hiện ở người có cơ địa dị ứng, thường gặp ở trẻ em.

photo-1690695421173

Người bệnh hen có cần kiêng đồ ăn tanh?

Với những thực phẩm tanh như: tôm cua, ốc, cá, ếch, lươn… PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn cho rằng, không cần phải kiêng khi bị bệnh hen vì nguyên nhân gây hen không hoàn toàn do thức ăn có nguồn gốc động vật tanh. Những yếu tố thường làm khởi phát cơn hen là: vi khuẩn, virus; bụi nhà; lông súc vật (chó mèo, chim); ô nhiễm môi trường; phấn hoa; gắng sức; không khí lạnh; bụi nghề nghiệp… Trong đó, những dị nguyên có ở da, lông chó, mèo gây khởi phát cơn hen có thể tồn tại trong nhà 3 tháng sau khi đã loại bỏ chúng ra khỏi nhà.

PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn chỉ lưu ý bệnh nhân hen cần tránh những thức ăn, nước uống hay trái cây đã làm khó thở hoặc khó thở tăng lên. Chẳng hạn: Một số người hen dị ứng khi ăn một số đồ ăn như: tôm, cua, ốc, hến, quả hạch, chuối. kiwi, lê… xuất hiện cơn khó thở thì nên tránh, không ăn lại những thực phẩm này nữa. Ngoài ra, các bậc cha mẹ cũng không để trẻ bú mẹ sớm tiếp xúc với những thức ăn mà cha mẹ chúng đã từng bị dị ứng.

Người bệnh hen nên ăn gì?

PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn khuyến cáo, bệnh nhân hen cần ăn đủ đạm, dinh dưỡng, vitamin và chất khoáng. "Nhiều nghiên cứu cho thấy dùng các thức ăn nhiều dầu cá làm giảm tần xuất hen. Sử dụng trái cây và rau quả tươi giàu vitamin, chất chống oxy hóa như táo, cam có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh hen và được xem là có lợi cho chức năng phổi"- TS Đoàn cho biết thêm.

photo-1690695421740

Rau củ, trái cây tươi tốt cho người bệnh hen

Ngoài ra, người bệnh hen nên sử dụng thêm các loại thực phẩm như:

-Thực phẩm giàu vitamin A: Thực phẩm giàu vitamin A như cà chua, cà rốt và các loại rau ăn lá… có thể cải thiện chức năng phổi ở người lớn và trẻ em. Nhờ đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, vitamin A có thể hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh.

- Thực phẩm giàu vitamin D Thực phẩm giàu vitamin D như cá hồi, các sản phẩm thay thế từ sữa…giúp hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch có thể làm giảm viêm đường thở.

- Thực phẩm giàu vitamin E: Thực phẩm chứa nhiều vitamin E như các loại hạt, cải xanh, bông cải xanh, cải xoăn… giúp giảm các triệu chứng của bệnh hen như ho, thở khò khè.

- Các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, giàu magiê như: quả việt quất, dâu tây, quả mâm xôi, rau chân vịt, củ cải đỏ, socola đen… có thể hỗ trợ giảm viêm và tốt cho phổi.

Người bệnh hen sử dụng corticoid kéo dài ảnh hưởng thế nào tới cơ thể?Người bệnh hen sử dụng corticoid kéo dài ảnh hưởng thế nào tới cơ thể?

SKĐS- Người mắc bệnh hen dùng corticoid đường toàn thân kéo dài có thể gây tác dụng phụ nặng và ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi cơ quan trong cơ thể.

Phương Thanh
Ý kiến của bạn