Hà Nội

Người bệnh đái tháo đường có nên ăn bơ đậu phộng?

SKĐS - Bơ đậu phộng có thể giúp mọi người kiểm soát chỉ số đường huyết và cân bằng lượng đường trong máu. Chính xác thì món ăn nhẹ phổ biến này giúp kiểm soát tình trạng bệnh như thế nào?

Theo tài liệu của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, một chế độ ăn ít carbohydrate, thay thế một số loại thực phẩm thịt động vật bằng các loại hạt cây hoặc hạt xay, bao gồm bơ đậu phộng, có thể giúp giảm cân, cải thiện lượng đường trong máu và điều chỉnh lipid máu, hoặc chất béo ở những người mắc đái tháo đường (ĐTĐ) type 2.

Bơ đậu phộng được cho là có thể giúp mọi người kiểm soát chỉ số đường huyết và cân bằng lượng đường trong máu. Vậy người ĐTĐ có nên ăn bơ đậu phộng và ăn thế nào là phù hợp?

photo-1665228296001

Bơ đậu phộng có chỉ số GI rất thấp và giải phóng đường dần dần vào máu.

1. Chỉ số đường huyết (GI) và lượng đường trong máu

GI là một thang điểm phân loại thực phẩm theo cách lượng đường trong máu và insulin thay đổi sau khi ăn các loại thực phẩm cụ thể. Thực phẩm tiêu hóa chậm và giải phóng đường dần dần vào máu có chỉ số GI thấp hơn. Đậu phộng có một điểm GI chỉ 14 điểm, khiến chúng trở thành một trong những thực phẩm có GI thấp nhất.

Sau khi ăn thực phẩm có chỉ số GI cao, chẳng hạn như glucose, lượng đường trong máu sẽ tăng đột biến và nhanh chóng. Sau đó, lượng đường trong máu giảm nhanh chóng có thể dẫn đến cảm giác đói và mệt mỏi. Những chu kỳ này khiến lượng đường và insulin trong máu tăng đột biến và giảm xuống không tốt cho cơ thể. Chúng có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh ĐTĐ type 2 cũng như gây ra nhiều biến chứng tim mạch, huyết áp nguy hiểm.

TS. Phạm Thúy Hường (Phó Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương)
https://suckhoedoisong.vn/vai-tro-cua...

Giữ đường huyết trong vùng an toàn đóng vai trò then chốt trong phòng ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh ĐTĐ và các biến chứng do bệnh gây ra.

Với đa số bệnh nhân ĐTĐ, mức đường huyết an toàn là:

  • Trước bữa ăn: 90-130mg/dL (5.0-7.2mmol/L)
  • Sau bữa ăn 1-2 giờ: dưới 180mg/dL (10 mmol/L)
  • Trước lúc đi ngủ: 110-150mg/dL (6.0-8.3mmol/L)

Bơ đậu phộng và đậu phộng (lạc) tự nhiên là những thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp. Điều này có nghĩa là khi một người ăn nó, lượng đường trong máu của họ không tăng đột ngột hoặc quá cao.

2. Chế độ ăn uống ít magiê có liên quan đến sự phát triển của bệnh ĐTĐ type 2

Chế độ ăn uống ít magiê có liên quan đến sự phát triển của bệnh ĐTĐ type 2 và hội chứng chuyển hóa. Bệnh ĐTĐ type 2 thường liên quan đến sự thiếu hụt magiê (Mg) ngoại bào và nội bào.

Mg nội bào đóng một vai trò quan trọng trong việc điều hòa hoạt động của insulin, sự hấp thu glucose qua trung gian insulin và trương lực mạch máu. Nồng độ Mg nội bào giảm dẫn đến hoạt động tyrosine-kinase bị khiếm khuyết, suy giảm hoạt động của insulin và làm trầm trọng thêm tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân ĐTĐ.

photo-1665228301277

Đậu phộng và bơ đậu phộng có thể cung cấp magiê trong chế độ ăn uống.

Chế độ ăn uống giàu magiê có thể cung cấp lợi ích bảo vệ chống lại sự phát triển của bệnh ĐTĐ. Đậu phộng là một nguồn cung cấp magiê dồi dào. Nhiều người mắc ĐTĐ type 2 thường có mức magiê thấp.

Các nhà khoa học tin rằng bổ sung Mg, đặc biệt là cùng với chất xơ, có thể bảo vệ khỏi bệnh ĐTĐ type 2 bằng cách:

  • Cải thiện độ nhạy insulin,
  • Giảm stress oxy hóa,
  • Giúp ngăn ngừa viêm toàn thân

3. Giá trị dinh dưỡng của bơ đậu phộng

Mọi người đều có thể hưởng lợi từ việc ăn các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Bơ đậu phộng cung cấp protein và một loạt các vitamin và khoáng chất.

Một khẩu phần khoảng 2 muỗng canh bơ đậu phộng (~ 32 gam) chứa:

  • Calo 188
  • Chất đạm 7,7 g
  • Carbohydrate: 6,9 g bao gồm đường (2,6 g) và chất xơ (2,7 g)
  • Chất béo bão hòa: 2,4 g
  • Chất béo không bão hòa 7,4 g
  • Chất béo không bão hòa đơn 4,5 g
  • Canxi: 14 miligam (mg)
  • Sắt: 0,6 mg
  • Magiê 51 mg
  • Phốt pho 102 mg
  • Kali 238 mg
  • Natri 156 mg
  • Kẽm 0,9 mg

Nó cũng chứa các vitamin B, đặc biệt là niacin và folate, vitamin E và vitamin K. Giá trị dinh dưỡng sẽ phụ thuộc vào loại và nhãn hiệu của bơ đậu phộng.

4. Người bệnh ĐTĐ cần lưu ý khi ăn bơ đậu phộng

Với những lợi ích và giá trị dinh dưỡng như đã phân tích ở trên, có thể thấy bơ đậu phộng là món ăn phù hợp với người bệnh ĐTĐ muốn kiểm soát đường huyết. Thói quen ăn đậu phộng hoặc bơ đậu phộng vào bữa sáng sẽ giúp bạn kiểm soát lượng đường huyết luôn ổn định trong cả ngày, thậm chí sau khi ăn một bữa ăn trưa có lượng carbohydrate cao.

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, những người thường xuyên ăn các loại hạt và bơ hạt, trong đó có lạc và bơ lạc, ít có khả năng phát triển bệnh tim mạch và ĐTĐ type 2 hơn.

Bơ đậu phộng có chứa mangan, là một khoáng chất đóng vai trò trong quá trình chuyển hóa chất béo và carbohydrate, giúp hấp thụ canxi và duy trì sự ổn định đường huyết ở bệnh nhân ĐTĐ.

Ngoài ra, bơ đậu phộng là một nguồn tuyệt vời của các axit béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa tốt cho sức khỏe. Khi ăn ít nhất 5 phần lạc mỗi tuần (tương đương 5 thìa bơ lạc) sẽ làm giảm tới 44% nguy cơ mắc bệnh tim so với những người ít ăn lạc.

photo-1665228304140

Mangan có trong bơ đậu phộng giúp hấp thụ chất béo, do đó điều tiết lượng đường trong máu.

Với người mắc ĐTĐ type 2, lạc và bơ lạc có lượng carb thấp tự nhiên có thể là một bữa ăn nhẹ low-carb hoàn hảo, nhanh chóng và dễ dàng thực hiện giúp ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết.

Tuy nhiên, cần lưu ý, trong bơ đậu phộng có nhiều chất béo nên bạn có thể đang tiêu thụ chất béo không lành mạnh. Một số nhãn hiệu bơ đậu phộng có xu hướng thêm các loại dầu, như dầu cọ hoặc dầu thực vật đã được hydro hóa hoàn toàn vào lọ bơ đậu phộng đó, góp phần bổ sung chất béo bão hòa vào chế độ ăn uống của bạn.

Dư thừa chất béo có thể khiến bạn tăng cân và làm trầm trọng thêm bệnh ĐTĐ, vì vậy bạn chỉ nên ăn với một lượng vừa đủ và không nên quá thường xuyên. Một số chất béo có hại dư thừa sẽ làm mất cân bằng axit béo omega - 3 và omega - 6 gây các tình trạng viêm, không tốt cho bệnh nhân ĐTĐ.

Ngoài ra, bơ đậu phộng có thể chứa thêm một số chất bảo quản, muối và các thành phần bổ sung khác. Các chất phụ gia và một số chất béo có trong bơ đậu phộng không tốt cho sức khỏe.

Vì vậy khi sử dụng bơ đậu phộng, bạn nên chọn loại bơ nguyên chất hoặc chứa rất ít chất bổ sung. Lựa chọn đúng loại bơ đậu phộng nguyên chất, không thêm đường, không thêm chất béo, càng ít thành phần càng tốt sẽ giúp ngăn ngừa bệnh ĐTĐ và giảm lượng cholesterol xấu. Luôn kiểm tra danh sách thành phần và chỉ số dinh dưỡng của đậu phộng và các sản phẩm bơ đậu phộng trước khi mua và sử dụng sản phẩm. Tốt nhất là nên tự chế biến bơ đậu phộng tại nhà và bảo quản đúng cách để có được loại thực phẩm an toàn cho sức khỏe.

5 tác dụng phụ bất ngờ của bơ đậu phộng, cần biết để tránh rủi ro5 tác dụng phụ bất ngờ của bơ đậu phộng, cần biết để tránh rủi ro

SKĐS - Bơ đậu phộng là một món được nhiều người ưa thích vì sự ngon miệng và giá trị dinh dưỡng của nó. Tuy nhiên, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ tiềm ẩn dưới đây.

Xem thêm video đang được quan tâm

Món ăn, thực phẩm tốt cho người bệnh dạ dày.



Thiên Châu
Theo Medicalnewstoday
Ý kiến của bạn