Hà Nội

Người bác sĩ tận tâm xứ trầm hương

14-04-2023 13:50 | Sự hi sinh thầm lặng
google news

SKĐS - Ít nói về mình, nặng lòng với nghề y đã chọn, bác sĩ Tôn Thất Toàn (Nha Trang, Khánh Hòa) đã gần 30 năm cần mẫn, hết lòng với công tác bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Cả tuổi trẻ lăn lộn

Đam mê ngành y từ thời trẻ, sau khi tốt nghiệp Đại học Y khoa Huế năm 1993, bác sĩ Tôn Thất Toàn khăn gói vào Khánh Hòa - nơi được mệnh danh là xứ trầm hương với khát vọng mang những kiến thức mình đã học được giúp ích cho cộng đồng, người dân trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.

Tuổi trẻ xông xáo, năng động, bác sĩ Toàn được về công tác tại Tỉnh đoàn Khánh Hòa, trực tiếp phụ trách truyền thông mảng y tế, bảo vệ sức khỏe sinh sản và phòng, chống lây nhiễm HIV.

Bác sĩ Tôn Thất Toàn thường chia sẻ rằng, làm thầy thuốc, bác sĩ có nhiều cách để giúp cộng đồng như: trực tiếp cấp cứu chữa, điều trị cho bệnh nhân; dùng kiến thức y khoa để xoay chuyển tâm lý cộng đồng, giúp họ phòng, tránh bệnh tật. Dù cách nào thì người bác sĩ cũng cần dành tất cả bầu nhiệt huyết cho công việc, điều đó sẽ mang lại hiệu quả cao. Thực tế, có nhiều người không may mắc bệnh, nhất là các bệnh lây lan và truyền nhiễm nhưng thiếu kiến thức nên bị nặng hơn, có người trở nên trầm trọng.

Người bác sĩ tận tâm ở xứ Trầm Hương - Ảnh 2.

Tròn 30 năm gắn bó với công tác y tế, bác sĩ Tôn Thất Toàn vẫn luôn đau đáu với công tác phòng, chống dịch bệnh cho cộng đồng

Không ngại khó, ngại khổ, bác sĩ Tôn Thất Toàn lăn lội đến những vùng xa, vùng nông thôn ở Khánh Hòa để nắm bắt tâm lý và giúp người dân hiểu ra lợi ích của việc chủ động bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình mình. Có bệnh cần đến cơ sở y tế, nhất là lứa tuổi thanh niên cần hiểu rõ về vấn đề sức khỏe sinh sản.

Món quà khích lệ lớn nhất cho chàng bác sĩ trẻ Tôn Thất Toàn ngày ấy là có nhiều người cầm tay anh bảo: "Đấy, có bác sĩ là xóm làng không còn ngỡ ngàng với vấn đề sinh sản, tuổi trẻ lập gia đình có đủ kiến thức về sinh đẻ an toàn và chăm sóc trẻ sơ sinh được tốt nhất...".

Người bác sĩ tận tâm ở xứ Trầm Hương - Ảnh 3.

Bác sĩ Tôn Thất Toàn (hàng trên, thứ 4 từ trái qua) trong ngày nhận nhiệm vụ dẫn đầu đoàn y, bác sĩ Khánh Hòa chi viện cho Phú Yên dập dịch COVID-19

Để kiến thức về sức khỏe sinh sản và phòng, chống HIV đến được với đông đảo người dân hơn, bác sĩ Tôn Thất Toàn còn lập ra Câu lạc bộ Tiền hôn nhân để miệt mài tổ chức các chương trình nâng cao kỹ năng cho thế hệ thanh niên về phòng, chống bệnh tật và làm cha, làm mẹ an toàn khi lập gia đình.

Luôn linh hoạt, sáng tạo

Sau 7 năm ở Tỉnh đoàn Khánh Hòa, năm 2000, bác sĩ Tôn Thất Toàn chuyển về ngành y tế Khánh Hòa, sau đó anh quản lý Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Khánh Hòa (thuộc Sở Y tế Khánh Hòa).

Với kinh nghiệm của mình, bác sĩ Toàn cho vận dụng các phương pháp truyền thông hiệu quả như tuyên truyền trực tiếp tại các khu dân cư; tuyên truyền theo nhóm hộ gia đình; tuyên truyền qua băng rôn; qua hệ thống phát thanh… nên công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết, HIV/AIDS… đạt được nhiều kết quả.

Người bác sĩ tận tâm ở xứ Trầm Hương - Ảnh 4.

Ở đâu có điểm nóng sốt xuất huyết là các nhân viên ở Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Khánh Hòa lại đến giúp người dân dập dịch

Sau nhiều năm trực tiếp làm công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, năm 2018, tỉnh Khánh Hòa thành lập Trung tâm kiểm soát bệnh tật Khánh Hòa, bác sĩ Tôn Thất Toàn về làm Phó Giám đốc.

Công việc nhiều lên, thời gian dành cho bản thân bị thu hẹp tối đa, đặc biệt là khi dịch COVID-19 bùng phát ở Khánh Hòa, bác sĩ Tôn Thất Toàn luôn tự nhủ với mình  rằng "đừng mệt" để giúp người dân chiến đấu với dịch bệnh.

Suốt một thời gian dài vừa đảm trách vai trò cung cấp thông tin về COVID-19 ở Khánh Hòa, vừa trực tiếp dẫn đầu đoàn y, bác sĩ Khánh Hòa chi viện cho tỉnh Phú Yên điều trị và dập dịch.

Bác sĩ Tôn Thất Toàn thổ lộ: "Có những lúc cũng thấm mệt nhưng luôn phải gắng gượng từng ngày, có hôm từ sáng sớm đến đêm khuya đều quay cuồng với phòng, chống dịch và tiêm vaccine COVID-19. Mọi hạnh phúc riêng khi ấy đành phải gác lại một bên. Vừa hướng dẫn đoàn đi giúp Phú Yên dập dịch, điều trị bệnh nhân COVID-19 vừa phải triển khai chiến dịch truyền thông ở Khánh Hòa. Thời điểm đó, truyền thông đóng vai trò rất quan trọng. Tất cả nội dung, thông điệp chính về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 từ trung ương về tỉnh thì được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Khánh Hòa tiếp nhận và phổ biến thực hiện ngay. Các loa phát thanh tuyến xã đồng loạt phát thanh rầm rộ (trung bình 2 lần mỗi ngày). 

Khi dịch COVID-19 được kiểm soát tốt, từng hộ gia đình đã hiểu rõ về tác dụng của vaccine COVID-19 cũng như các biện pháp bảo vệ sức khỏe gia đình và cộng động thì nỗi niềm trăn trở về bệnh sốt xuất huyết và HIV/AIDS lại xuất hiện. 

Anh lo lắng, chia sẻ: "Thời gian gần đây, do biến đổi khí hậu nên kéo theo dịch sốt xuất huyết tăng mạnh. Chúng tôi đã huy động tối đa y, bác sĩ, đưa ra phác đồ ngăn chặn đồng thời tham mưu cho chính quyền địa phương hỗ trợ nhưng nhiều khu dân cư vẫn còn tâm lý chủ quan nên sốt xuất huyết vẫn diễn biến phức tạp."

Từ đầu năm 2023 đến nay đã có hàng ngàn ca mắc và 1 ca đã tử vong. Trước thực trạng này, cả lãnh đạo lẫn nhân viên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Khánh Hòa lại căng mình quyết tâm xoay chuyển nhận thức cho nhân dân.

Người bác sĩ tận tâm ở xứ Trầm Hương - Ảnh 5.

Hiện phụ trách Trung tâm kiểm soát bệnh tật Khánh Hòa nhưng sau những giờ làm việc căng thẳng vì công tác phòng, chống bệnh tật, bác sĩ Tôn Thất Toàn lại sáng tác các ca khúc nói về sự vất vả của ngành y và niềm tin của nhân dân với thầy thuốc

Anh cho biết: "Bây giờ là thời đại công nghệ phát triển nên mình cũng phải linh hoạt cách tiếp cận các mô hình phòng, chống HIV/AIDS. Chúng tôi đưa hệ thống đồng đẳng viên sử dụng các biện pháp tư vấn qua nhiều hình thức như như tiếp cận trực tiếp (kiểu truyền thống); qua Zalo; Facebook; qua các nhóm; hội… trên mạng xã hội và qua những ca khúc dễ nhớ, dễ thuộc để cung cấp kiến thức và biện pháp phòng lây nhiễm hiệu quả nhất cho các đối tượng nguy cơ cao. Những ai không may đã lây nhiễm HIV thì sẽ củng cố tinh thần, không còn hoang mang và tự tin nhận thuốc điều trị.

Bác sĩ Toàn đã sáng tác nhiều ca khúc đầy lắng đọng như: "Rồi mình sẽ đi qua"; "Khúc hát người kiểm soát dịch bệnh"…với nội dung khẳng định niềm tin, khát vọng của người dân lẫn y, bác sĩ trong cuộc chiến đẩy lùi bệnh tật.

UBND TP.HCM chỉ đạo khẩn, yêu cầu tăng cường giám sát phòng, chống dịch bệnh MarburgUBND TP.HCM chỉ đạo khẩn, yêu cầu tăng cường giám sát phòng, chống dịch bệnh Marburg

SKĐS - UBND TP.HCM vừa ban hành văn bản khẩn, yêu cầu tăng cường giám sát phòng, chống dịch bệnh Marburg trên địa bàn thành phố.


Hà Đạo
Ý kiến của bạn