Nguồn cơn gây bệnh
Ngừng thở lúc ngủ thường là do đóng khí quản một cách không thích hợp đường thở trên trong lúc ngủ có thể dẫn đến ngừng thở và hiện tượng này thường kết thúc bằng hiện tượng thở gấp hoặc chợt tỉnh dậy. Một số lý giải về hiện tượng đóng đường thở này: Thứ nhất, có thể do đường thở quá nhỏ mở ra nhưng nó không phải là ngừng thở lúc ngủ. Nó cũng có thể do thay đổi của một số cơ xung quanh đường thở làm cho nó đóng lại nhiều hơn bình thường. Những người béo phì hoặc có vòng cổ quá lớn cũng có nguy cơ hay bị do phát triển của vùng mô xung quanh ép vào đường thở. Khi thức, bệnh nhân có ngừng thở lúc ngủ có thể giữ cho đường thở không bị đóng nhưng khi ngủ, các cơ hô hấp giãn ra làm cho bệnh nhân có nguy cơ ngừng thở lúc ngủ.
Một khi đường thở bị đóng lại, sẽ xuất hiện ngừng thở, thường sau một ngủ ngáy, đồng thời kích thích làm cho bệnh nhân tỉnh giấc giữa đêm.
Ngừng thở lúc ngủ thường là do đóng khí quản một cách không thích hợp đường thở trên trong lúc ngủ.
Nhận biết ngừng thở lúc ngủ
Các triệu chứng của ngừng thở lúc ngủ nhiều khi chỉ biểu hiện giống như ngủ ngáy hay thỉnh thoảng tỉnh giấc giữa đêm. Ngừng thở lúc ngủ nên nghi ngờ ở những bệnh nhân mệt mỏi nhiều trong ngày và thường có ngủ ngáy, tỉnh giấc bất chợt vào đêm, đột ngột ngừng thở trong khi ngủ. Có nhiều rối loạn giấc ngủ cũng có triệu chứng tương tự nên chúng ta phải phân biệt, nên các triệu chứng ngủ ngáy và mệt mỏi không thể chẩn đoán ngay là ngừng thở lúc ngủ được.
Nếu bạn nghi ngờ bạn có ngừng thở lúc ngủ thì nên đến khám để có thể làm thêm các xét nghiệm chẩn đoán.
Ẩn chứa nhiều dấu hiệu bệnh lý
Ngừng thở lúc ngủ có thể là triệu chứng ẩn giấu của nhiều bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tai biến mạch não, rối loạn nhịp và thậm chí là phình tách động mạch chủ. Ngừng thở lúc ngủ có thể phối hợp với tình trạng kháng insulin gây nên bệnh lý đái tháo đường.
Về mặt thần kinh và tâm thần, ngừng thở lúc ngủ có thể làm giảm độ tập trung, ít hoạt động, suy giảm trí nhớ và các kỹ năng vận động. Những người này dễ dẫn đến tai nạn giao thông.
Làm thế nào để giảm ngừng thở lúc ngủ?
Nếu bạn quá cân, giảm cân là cách tốt nhất. Giảm được 10% trọng lượng cơ thể có thể làm giảm tỷ lệ ngừng thở lúc ngủ được 25%, thậm chí có thể đảo ngược nhiều bệnh lý nguy hiểm của ngừng thở lúc ngủ. Như giảm cân có thể làm giảm huyết áp ở người tăng huyết áp, giảm mức cholesterol. Chiến lược giảm cân tốt nhất là tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày và 6 ngày trong tuần. Thay đổi chế độ ăn với thức ăn ít chất bột và chất béo. Một số người cân nặng quá thừa có thể phải dùng đến thuốc giảm cân như orlistat, lorcaserin. Nếu cân nặng quá thừa có nguy cơ cao có thể phải dùng đến phẫu thuật để làm giảm cân nặng.
Bỏ thuốc lá: Bạn có thể lúc đầu dùng các cách điều trị thay thế như nhai kẹo cao su, dùng thuốc ngậm. Một số thuốc được dùng có thể thay thế như bupropion, varenicline. Bạn cũng có thể dùng thuốc lá điện tử nhưng việc dùng thuốc lá điện tử hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi.
Ngừng dùng rượu hoặc các thuốc an thần. Một số thuốc có thể dùng để cai rượu như naltrexone, acamprosate, dissulfiram.
Nằm ngủ nghiêng người về một phía cũng có thể giúp làm giảm triệu chứng ở những người có ngừng thở lúc ngủ nhẹ.
Cách điều trị có hiệu quả nhất và ít tác dụng phụ nhất là bạn có thể dùng một máy trợ thở có áp lực dương liên tục (thường gọi máy CPAP). Máy này có một mặt nạ làm thổi khí liên tục vào mũi và mồm giúp cho đường thở liên tục mở làm hạn chế việc đóng lại của đường thở. Máy này giúp cho hạn chế ngừng thở lúc ngủ ngay lập tức làm giảm mất ngủ, cải thiện chất lượng cuộc sống, thêm vào nữa, nó có thể làm giảm huyết áp và đường máu. Điều trị bằng máy CPAP là cốt lõi trong điều trị ngừng thở lúc ngủ.
Một số bệnh nhân ngừng thở lúc ngủ do cung hàm có thể phải đến bác sĩ nha khoa để chỉnh lại hàm.