Đếm calo không phải là cách tốt nhất để kiểm soát cân nặng. Khi chỉ dựa vào việc đếm calo, bạn sẽ không bao giờ học cách lắng nghe tín hiệu đói và no của cơ thể. Trong khi lắng nghe cơ thể mới được xem là phương pháp tốt để giảm cân.
1. Calo là gì?
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), calo là một đơn vị năng lượng chính xác. Chất béo là loại thực phẩm chứa nhiều calo nhất mà chúng ta ăn, với khoảng 9 kilocalories (kcal) mỗi gam. Carbohydrate và protein mỗi loại có khoảng 4 kcal mỗi gam. Ở mức độ cơ bản nhất, ăn ít calo hơn mức cơ thể đốt cháy sẽ giúp giảm cân.
Trước đây, nghiên cứu cho thấy năng lượng khoảng 3.500 calo tương đương với khoảng 0,45kg chất béo. Vì vậy, nếu đốt cháy hoặc cắt giảm 500 calo mỗi ngày dẫn đến giảm 0,45kg/tuần. Nhưng điều này không đúng với tất cả mọi người vì hầu như không thể biết chính xác một người cần bao nhiêu calo. Nó phụ thuộc vào các yếu tố khác như giới tính, tuổi, mức độ hoạt động và cân nặng.
2. Đếm calo có giúp giảm cân?
Nếu muốn đạt được trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, đếm calo là một trong những chiến lược khả thi. Nếu bạn đang làm điều đó theo cách thúc đẩy sự thâm hụt calo, bạn sẽ giảm cân. Nhưng không phải lúc nào nó cũng thúc đẩy việc đưa ra những lựa chọn lành mạnh nhất hoặc hài lòng nhất. Nếu không cẩn thận, nó có thể phản tác dụng.
Hãy nhớ rằng, đếm calo không phải là cách duy nhất để giảm cân và nó không phải là một phương pháp thực hành phù hợp với tất cả mọi người. Đặc biệt, những người có tiền sử rối loạn ăn uống nên tránh sử dụng biện pháp này. Đếm calo phản tác dụng đối với hầu hết mọi người, nếu áp dụng phương pháp này chỉ nên trong khoảng thời gian ngắn hạn. Vì nếu chỉ đếm calo, chế độ ăn uống có thể sẽ thiếu vi chất dinh dưỡng.
3. Có nên từ bỏ việc đếm calo?
3.1 Đếm calo không thiết thực cho cuộc sống hàng ngày
BS. Vũ Đại Dương, chuyên khoa Dinh dưỡng (Trường Đại học Y Hà Nội) cho biết: Hầu hết thời gian, chúng ta không ăn trong những trường hợp có thể theo dõi mọi thành phần, sử dụng cốc đo lường hoặc thậm chí biết thực sự có gì trong món ăn. Thông thường, những người đếm calo nghiêm ngặt sẽ cố gắng tránh hoàn toàn các tình huống bất ngờ có thể xảy ra, hoặc hạn chế ăn để tránh cho bản thân "đi chệch hướng". Nếu quyết định tham gia, họ sẽ cảm thấy bối rối vì không có các kỹ năng cần thiết để điều hướng lựa chọn thực phẩm.
3.2 Không coi trọng giá trị dinh dưỡng
Với phương pháp đếm calo, bạn có thể ăn 2.000 calo bất cứ thứ gì mà không nhất thiết phải biết thành phần dinh dưỡng của 2.000 calo nói trên. Lượng calo đó có thể là từ thực phẩm đã qua chế biến, đóng gói hoặc thực phẩm nguyên hạt.
Ngoài ra, việc đếm lượng calo cũng có thể khiến bạn tránh các thực phẩm giàu dinh dưỡng vì chúng nhiều calo. Thay vì xem một quả bơ hoặc một số ít hạt điều như một món ăn bổ dưỡng, bạn có thể bắt đầu xem chúng như những thực phẩm có hàm lượng calo cao cần tránh.
Điều này không chỉ hướng dẫn bạn cách ăn thực phẩm bổ dưỡng một cách sai lầm hoặc bạn sẽ "sợ" một số loại thực phẩm chỉ đơn giản là vì hàm lượng calo của chúng.
3.3 Đếm calo có thể dẫn đến hành vi rối loạn ăn uống
Với những người thực hiện tính calo, họ vô tình có "mối quan hệ" không lành mạnh với thực phẩm. Trong nhiều trường hợp, điều này có thể tự biểu hiện thông qua các hành vi ăn uống bị rối loạn như bỏ bữa, ám ảnh cân nặng, mất kiểm soát với thức ăn...
Khi bạn đang đếm calo, bạn quá tập trung vào việc ăn một lượng calo cụ thể mỗi ngày, điều đó có thể khiến bạn phải liên tục suy nghĩ về các lựa chọn thực phẩm của mình. Việc kiểm soát thức ăn của mình như vậy cuối cùng sẽ khiến bạn cảm thấy mất kiểm soát hơn.
3.4 Nó khiến bạn bỏ qua nhu cầu của chính mình
Cơ thể gửi tín hiệu để cho chúng ta biết cụ thể những gì chúng ta cần duy nhất. Các tín hiệu đói và no là cách cơ thể cho bạn biết cơ thể cần gì để cảm nhận và hoạt động tốt nhất. Điều này có thể là nó cần nhiều thức ăn hơn để cung cấp năng lượng (cảm thấy đói) hoặc phần thức ăn bạn đã ăn quá nhiều (cảm thấy bị nhồi).
Khi chúng ta không phù hợp với những dấu hiệu này, chúng ta có thể dễ dàng ăn quá nhiều hoặc ăn thiếu vì thay vào đó chúng ta đang tuân theo các hướng dẫn khẩu phần nghiêm ngặt.
3.5 Sẽ gây tăng cân nếu không tiếp tục duy trì
Nhiều người cho rằng sẽ chỉ đếm calo trong một khoảng thời gian ngắn cho đến khi đạt được trọng lượng mục tiêu của mình. Sau đó sẽ thực hiện những thói quen ăn uống mới, có thể duy trì được.
Đây là một sai lầm vì nếu bạn sử dụng những thói quen hạn chế để đạt được một trọng lượng cụ thể, thì trọng lượng đó sẽ không thể duy trì được đối với bạn trừ khi bạn tiếp tục với những thói quen hạn chế đó.
Theo TS. BS. Nguyễn Thanh Hà (Khoa Dinh dưỡng Tiết chế - Bệnh viện Phổi Trung ương), để tăng cân cần cung cấp lượng calo vào cơ thể nhiều hơn lượng calo cơ thể tiêu thụ mỗi ngày. Ngược lại bạn sẽ giảm cân nếu lượng calo cơ thể tiêu thụ lớn hơn lượng calo đưa vào cơ thể mỗi ngày.
Điều đó nói lên rằng, nếu chỉ cắt giảm lượng calo mà không tính đến những thực phẩm bạn ăn thường không phải là cách để giảm cân hiệu quả, lâu dài. Mặc dù phương pháp này có thể hiệu quả với một số người, nhưng hầu hết đều bị đói và cuối cùng dẫn đến từ bỏ chế độ ăn kiêng.
3.6 Không giải quyết được vấn đề cơ bản
Đa số người thực hiện đếm calo là đang thực hiện kế hoạch tăng cân hoặc giảm cân. Mặc dù việc đếm calo có thể giúp bạn điều chỉnh cân nặng tạm thời, nhưng đó là một giải pháp ngắn hạn, không giải quyết vấn đề cơ bản.
3.7 Mang lại niềm vui và sự sảng khoái khi trải nghiệm đồ ăn
Thức ăn không chỉ là thức ăn bổ dưỡng mà còn là truyền thống, văn hóa, niềm vui và thực phẩm là một cách mạnh mẽ để mang lại nguồn dinh dưỡng và niềm vui trong cuộc sống. Trong khi đó, rất nhiều chế độ ăn kiêng hoàn toàn bỏ qua yếu tố niềm vui này.
Chúng có thể khiến bạn coi thức ăn như một phương tiện để kết thúc. Hoặc khiến bạn "mong chờ" vào lần tiếp theo khi bạn có thể ăn thực phẩm mà bạn đã hạn chế. Điều này chắc chắn gây ra rất nhiều căng thẳng và đặt khá nhiều năng lượng tinh thần vào những gì bạn nên hoặc không nên ăn.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Cách nào để giảm cân không cần Cardio?