Hà Nội

Ngừa viêm nhiễm đường hô hấp cấp tính ở trẻ em

05-02-2011 12:10 | Tin nóng y tế
google news

Tôi được biết trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp cấp tính rất dễ bị tái phát. Vậy làm thế nào để nhận biết và dự phòng?

Tôi được biết trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp cấp tính rất dễ bị tái phát. Vậy làm thế nào để nhận biết và dự phòng?

Hoàng Thu Hiền
(Hà Nội)
Nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính (NKHHCT) ở trẻ em là bệnh phổ biến, có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao, trẻ có thể mắc bệnh nhiều lần trong 1 năm. Phần lớn NKHHCT ở trẻ em là do căn nguyên virut, do đặc điểm phần lớn các loại virut có ái lực với đường hô hấp. Khả năng lây lan của virut dễ dàng, tỷ lệ người lành mang virut cao và khả năng miễn dịch của virut ngắn và yếu cho nên bệnh dễ có nguy cơ phát triển trong một cộng đồng hoặc thành dịch và dễ bị nhiễm lại. Các biểu hiện lâm sàng của NKHHCT ở trẻ em rất đa dạng và ở nhiều mức độ khác nhau: ho, sốt, chảy mũi, rồi sau đó là thở nhanh, cánh mũi phập phồng, nặng hơn nữa là nhìn thấy lồng ngực bị rút lõm trong khi thở vào, thở rít, tím tái. Nếu không được xử trí kịp thời trẻ có thể hôn mê, co giật… Không phải bất cứ trường hợp NKHHCT nào cũng được chỉ định dùng thuốc kháng sinh hay cho nhập viện điều trị nội trú. Lựa chọn kháng sinh thích hợp có ý nghĩa quan trọng trong việc điều trị hiệu quả cho trẻ. Thuốc được lựa chọn cần dựa theo các phác đồ và khuyến nghị đã công bố và cập nhật thường xuyên. Nếu trẻ vừa có viêm phổi vừa có các nhiễm khuẩn tai, mũi, họng phối hợp thì phải lựa chọn một kháng sinh có tác dụng điều trị với tất cả các vấn đề trên. Các trường hợp trẻ chỉ có ho, chảy mũi, không thở nhanh, không có rút lõm lồng ngực và không có các dấu hiệu nặng khác như co giật, li bì, bỏ bú… thì được khuyến khích sử dụng các loại thuốc ho an toàn sẵn có như hoa hồng bạch hấp đường phèn, húng chanh hấp mật ong… dùng thuốc hạ sốt nếu có sốt cao. Hướng dẫn cho người chăm trẻ biết cách chăm trẻ tại nhà.         
ThS. Lê Hưng

Ý kiến của bạn