Trong một nghiên cứu xem xét các vấn đề liên quan đến da ở những người bị đau cơ xơ hóa có khoảng 3,3 % gặp triệu chứng ngứa. Ngứa gây khó chịu đối với những người gặp phải triệu chứng này.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ngứa, nhiều phương pháp có thể được sử dụng để giảm triệu chứng, điều trị ngứa và nhằm loại bỏ nguyên nhân. Một số biện pháp tự chăm sóc có thể được áp dụng ở nhà, nhưng tốt nhất là người bệnh cần đi khám để xác định nguyên nhân gây ngứa.
Đau xơ cơ hóa biểu hiện thế nào?
Các triệu chứng phổ biến nhất của đau cơ xơ hóa bao gồm đau lan tỏa không rõ giới hạn vùng đau, đau khắp cả cơ thể, mệt mỏi cực độ và rối loạn giấc ngủ. Các triệu chứng ít gặp hơn của đau cơ xơ hóa bao gồm ngứa, tê buốt tay và chân, đau đầu, cảm giác khó chịu, đi tiểu thường xuyên vào ban đêm và hội chứng ruột kích thích.
Ngứa là một triệu chứng ảnh hưởng đến một số lượng rất nhỏ người mắc chứng xơ cơ hóa. Các vấn đề về da khác được báo cáo bởi những người bị đau cơ xơ hóa bao gồm: Đổ mồ hôi quá nhiều (32%), cảm giác nóng rát trên da hoặc niêm mạc (3,4%), cảm giác khác thường trên da (1,7%). Tổn thương da do gãi lặp đi lặp lại, nổi sẩn ngứa trên cánh tay và chân, hoặc vùng da dày lên ngứa (1,9 %). Viêm da không ngứa chiếm 9,1%.
Những người mắc hội chứng xơ cơ hóa nhạy cảm hơn với đau, cảm giác và cảm ứng mạnh hơn những người bình thường. Kết quả là, bất kỳ vấn đề nào ở trên da có thể gây ngứa cho người bị đau xơ cơ hóa.
Bôi kem dưỡng ẩm hoặc kem trị ngứa.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây ngứa cho người bị đau xơ cơ hóa là không rõ ràng. Tuy nhiên, những yếu tố sau đây có thể có vai trò trong đó:
Hệ thống thần kinh trung ương: Các nhà khoa học cho rằng những người bị chứng xơ cơ hóa trải nghiệm thay đổi theo cách mà hệ thống thần kinh trung ương của họ xử lý thông điệp đau. Những thay đổi này có thể phát triển do mức độ bất thường của một số hóa chất trong não liên quan tới dẫn truyền thần kinh phát tín hiệu đau.Các nhà nghiên cứu cũng tin rằng các thụ thể thần kinh trong não có thể phát triển trí nhớ “đau” của cơ khiến chúng trở nên nhạy cảm hơn và phản ứng quá mức với các tín hiệu đau. Ngứa có thể xảy ra trong đau xơ cơ do một số sợi thần kinh được kích hoạt và gây cảm giác ngứa. Ngứa và đau có chung một con đường nằm trong tủy sống. Đau và ngứa cũng kích hoạt các vùng não cảm giác tương tự. Người nhạy cảm với cơn đau cũng có thể nhạy cảm với sự ngứa. Ngứa liên tục có thể đặt ra một “chu trình ngứa”. Ban đầu, gãi làm giảm ngứa, nhưng liên tục gãi da bị tổn thương. Điều này làm cho tình trạng ngứa trở nên tồi tệ hơn, do đó, da bị trầy xước nhiều hơn và ngứa nhiều hơn.
Mất cân bằng hóa học: Những người bị hội chứng đau cơ xơ hóa có mức độ bất thường của chất dẫn truyền thần kinh dopamine, noradrenaline và serotonin trong não. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng khi serotonin được giải phóng để đáp ứng với cơn đau, một số thụ thể được kích hoạt gây ngứa ngáy. Gãi ngứa gây ra việc giải phóng serotonin như thuốc giảm đau, kích hoạt các thụ thể một lần nữa và gây ngứa nhiều hơn.
Tác dụng phụ của thuốc điều trị: Một số loại thuốc có thể có tác dụng phụ gây ngứa.Các loại thuốc được sử dụng để điều trị đau xơ cơ, bao gồm thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm và thuốc chống động kinh, đôi khi có thể có tác dụng phụ gây ngứa ở một số người. Những loại thuốc này bao gồm: acetaminophen, ibuprofen, naproxen sodium, tramadol, duloxetine, milnacipran, pregabalin. Nếu ngứa do thuốc điều trị đau cơ xơ hóa, người bệnh nên tới bác sĩ để kiểm tra và để đảm bảo rằng các triệu chứng không phải là một phản ứng dị ứng. Trong một số trường hợp ngứa, liều lượng hoặc thuốc có thể cần phải được thay đổi.
Phòng ngừa và điều trị thế nào?
Để điều trị ngứa do “chu trình ngứa” và da bị tổn thương, các biện pháp sau đây có thể giúp giảm triệu chứng: Giữ ẩm vùng da bị ảnh hưởng ít nhất một lần/một ngày, đặc biệt là sau khi tắm. Tránh sử dụng xà bông. Sử dụng kem hoặc gel làm ẩm da. Sử dụng kem chống ngứa có chứa ít nhất 1% hydrocortisone hoặc calamine với capsaicin (trong ngắn hạn). Tránh trầy xước da, cắt móng tay và đeo găng tay vào ban đêm (đề phòng gãi làm xây xước da trong lúc ngủ).
Tắm để giảm triệu chứng ngứa có thể áp dụng tại nhà với nước ấm hoặc nước mát, có thể thêm baking soda, bột yến mạch... làm cho da dễ chịu hơn. Giảm thiểu căng thẳng (stress) bằng các phương pháp thư giãn như thiền hoặc yoga.
Ngứa dai dẳng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và thiếu ngủ có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng đau cơ xơ hóa. Thường xuyên gãi cũng có thể dẫn đến nhiễm khuẩn. Vì thế nếu người mắc đau xơ cơ hóa bị ngứa dai dẳng, nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị triệu chứng này.