Ngừa sâu răng hiệu quả nhờ chế độ dinh dưỡng

SKĐS - Sâu răng là một trong những bệnh răng miệng thường gặp, rất dễ mắc phải nếu không có một chế độ chăm sóc răng miệng tốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng có rất nhiều thực phẩm giúp ngăn ngừa sâu răng, giữ cho răng luôn chắc khỏe.

sâu răng

Một chế độ ăn nghèo dinh dưỡng sẽ khiến sức khỏe suy yếu và có thể mắc các bệnh về răng miệng, trong đó có sâu răng. Những thức ăn có hàm lượng đường, tinh bột cao ảnh hưởng đến men răng và sản xuất axit mảng bám. Hậu quả là sẽ phá vỡ men răng và hình thành những lỗ sâu. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng những thực phẩm nào ngăn ngừa sâu răng và giữ cho hàm răng luôn được chắc khỏe.

Vì sao răng bị sâu?

Sâu răng là những tổn thương ở tổ chức cứng của răng tạo thành lỗ trên bề mặt răng. Sâu răng có thể ở bề mặt thân răng hoặc chân răng, tổn thương sâu trên thân răng bắt đầu từ men răng, còn tổn thương trên chân răng bắt đầu từ men răng hoặc ngà chân răng.

Nguyên nhân sâu răng là do vi khuẩn có sẵn trong miệng, chủ yếu là Streptococcus Mutans, khi có thức ăn dính lên mặt răng đặc biệt là đường và tinh bột, các vi khuẩn sẽ phân hủy thức ăn tạo nên acid ăn mòn men răng tạo thành lỗ sâu.

Răng bị sâu sẽ ê buốt khi có kích thích nóng lạnh, chua ngọt, khi lỗ sâu tiến sát tủy răng thì tủy răng sẽ bị viêm, bệnh nhân bị đau tủy răng từng cơn.

Dinh dưỡng hạn chế sâu răng - Ảnh 2.

Cần khám răng định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời răng bị sâu.

Để phát hiện sâu răng, cần đi khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để kiểm tra có bị sâu răng không và điều trị kịp thời.

Lỗ sâu nằm trên mặt nhai, mặt ngoài và mặt trong của răng thì dễ phát hiện khi khám lâm sàng, lỗ sâu ở mặt tiếp giáp của hai răng thì khó phát hiện hơn, nhiều trường hợp cần chụp Xquang để chẩn đoán, bệnh nhân có thể chụp phim cận chóp hoặc phim panorama.

Thực phẩm giúp ngăn ngừa sâu răng

Phô mai và sữa

Phô mai và sữa giúp bảo vệ men răng và ngăn ngừa sâu răng thông qua nhiều cách khác nhau. Chúng giúp kích thích quá trình sản xuất nước bọt, làm trung hòa lượng axit trong miệng. Các chất như protein, canxi, phốt pho có trong phô mai và sữa cũng có khả năng trung hòa axit, giúp bảo vệ men răng khỏi xói mòn. Ngoài ra, chúng giúp tăng cường khoáng chất bảo vệ bề mặt của răng.

Các loại trái cây như táo, cam

Dinh dưỡng hạn chế sâu răng - Ảnh 3.

Táo, cam là những thực phẩm tốt cho răng miệng.

Các loại trái cây cứng, giòn, chứa nhiều nước như táo cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho răng, ngăn ngừa được sâu răng. Ăn táo sau bữa tối, lúc này các khoáng chất trong táo sẽ rửa sạch các mảng bám thức ăn, giúp làm sạch răng miệng hiệu quả.

Cam chứa hàm lượng canxi, vitamin C và D cao, cung cấp các chất cần thiết tốt cho răng lợi. Tuy nhiên, cam cũng chứa nhiều axit nên chú ý đánh răng hoặc súc miệng sau khi dùng. Ngoài ra, để trung hòa bớt lượng axit, bạn có thể kết hợp cam với các loại trái cây cứng như táo, lê…

Thịt

Các loại thịt như thịt đỏ, thịt gà, cá và hải sản có hàm lượng vitamin B12 và B2 cao. Những chất này giúp tạo ra môi trường kiềm trong miệng và trung hòa axit phytic pH từ một số loại hoa quả. Nếu thiếu những loại vitamin này thường dễ xảy ra tình trạng nhiệt miệng.

Thực phẩm chứa magie tốt cho sức khỏe răng miệng

Magie có chứa trong các thực phẩm như rau lá xanh, hạt, hạnh nhân, đậu, cá, bơ và chuối. Chất này giúp tạo ra môi trường kiềm trong máu để thúc đẩy sự hấp thụ vitamin D và trao đổi canxi. Các loại hạt như hạnh nhân, lạc, hạt điều còn giúp kích thích tuyến nước bọt, có lợi cho răng.

Kẹo cao su không đường

Dinh dưỡng hạn chế sâu răng - Ảnh 4.

Nhai kẹo cao su không đường giúp bapr vệ men răng.

Nhai kẹo cao su sẽ làm tăng lưu lượng nước bọt trong miệng, từ đó giúp trung hòa lượng axit trong miệng và giúp bảo vệ men răng. Dòng nước bọt cũng có khả năng rửa trôi thức ăn thừa ra khỏi miệng, hạn chế thời gian các loại thức ăn này tiếp xúc với răng. Kẹo cao su không đường cũng là một lựa chọn tốt khi cơ thể có nhu cầu ăn chất ngọt, đường.

Nước

Một trong những nguyên nhân chính khiến hơi thở hôi, có mùi và thậm chí là tăng nguy cơ bị sâu răng và hôi miệng. Uống nước đầy đủ mỗi ngày sẽ cung cấp độ ẩm cho cơ thể, tránh được tình trạng khô miệng. Nước còn làm tăng cường men răng, rửa sạch các mảng bám thức ăn thừa, làm sạch răng miệng.

Thực phẩm cần tránh

Đồ ăn chứa nhiều đường

Dinh dưỡng hạn chế sâu răng - Ảnh 5.

Thực phẩm chứa nhiều đường có hại cho răng.

Đồ uống có ga đặc biệt có hại cho răng vì thành phần citric acid trong nước uống có ga làm tăng 10 lần độ ăn mòn men răng. Hầu hết các món ăn vặt, chẳng hạn như bánh, kẹo đều chứa rất nhiều đường. Ăn nhiều món ăn vặt sẽ làm tăng nồng độ axit tạo ra bởi các loại vi khuẩn trong miệng. Kẹo dẻo và kẹo dính là những kẻ thù lớn nhất của sức khỏe răng miệng, hai loại kẹo này có thể dính vào răng, làm cho nước bọt khó có thể rửa trôi lượng đường bám trên răng.

Thực phẩm giàu tinh bột

Tinh bột cũng có khả năng làm tăng mức axit từ vi khuẩn trong miệng, từ đó bào mòn men răng. Các món giàu tinh bột bao gồm bánh mì, mì ống, gạo và khoai tây. Khi các món ăn giàu tinh bột được chế biến hoặc nấu càng lâu thì khi ăn các món ăn này sẽ càng có nhiều khả năng khiến nồng độ axit trong miệng tăng. Tuy nhiên, các dạng tinh bột thô, chẳng hạn như trong các loại rau củ, thường không gây nguy hiểm cho men răng.

Cà phê, trà

Dinh dưỡng hạn chế sâu răng - Ảnh 6.

Nước trà có thể khiến răng không khỏe và ố vàng.

Các loại trà đường hoặc cà phê có khả năng làm tăng nồng độ axit trong miệng, làm suy yếu lớp men bao bọc bên ngoài bảo vệ cho răng. 

Tương tự như các loại thức uống chứa nhiều đường, thông thường bạn sẽ uống trà và cà phê một cách chậm rãi, nồng độ axit trong khoang miệng có thể duy trì ở mức cao trong một khoảng thời gian khá dài, từ đó gây nguy hiểm cũng như mang lại nhiều nguy cơ cho sức khỏe răng miệng. Chúng cũng khiến răng của bạn bị ố vàng.

Nên chải răng sạch sau mỗi bữa ăn nhưng không nên đánh răng ngay sau khi ăn và uống nước trái cây. Lúc này, lớp men răng sẽ mềm hơn dưới tác dụng của acid hữu cơ trong rau và trái cây, bàn chải sẽ làm mài mòn men răng, vì thế, nên đợi khoảng 30 phút, nước bọt sẽ phục hồi và cân bằng chất khoáng của răng rồi hãy làm sạch chúng bằng bàn chải.

Mời độc giả xem video đang được quan tâm:

Hàng trăm y bác sĩ đồng loạt "xuống tóc" vào tâm dịch COVID.


BS. Trịnh Minh Thùy
Ý kiến của bạn