Theo đó, các nhà khoa học thấy rằng những người thường ngủ trưa quá 60 phút/ngày bị tăng thêm 45% nguy cơ bị mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, so với những người không ngủ trưa. Đối với những người ngủ trưa ít hơn 40 phút/ngày, các nhà khoa học không tìm thấy sự tăng nguy cơ nào đối với bệnh tiểu đường tuýp 2.
Theo các nhà khoa học, việc ngủ trưa nhiều có thể là hậu quả của việc khó ngủ với ban đêm, vốn bị gây ra do chứng rối loạn giấc ngủ. Chứng bệnh này có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ, các vấn đề về hô hấp hoặc rối loạn chuyển hóa, trong đó có bệnh tiểu đường tuýp 2. Rối loạn giấc ngủ, có thể bị gây ra bởi áp lực công việc hoặc những rắc rối trong cuộc sống, cũng có thể kích thích nhu cầu ăn uống, gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2.
Do vậy, việc thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và muốn ngủ nhiều vào ban ngày có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường tuýp 2. Ngược lại, những giấc ngủ trưa ngắn lại có tác dụng giúp cơ thể tỉnh táo và năng động hơn.