OSAS là gì, nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân chính của OSAS là do các yếu tố bất thường về giải phẫu ở đường hô hấp trên Trong quá trình ngủ, các cơ của cơ thể được giãn ra và có thể làm cho các mô thừa lấn vào đường hô hấp trên vốn dĩ đã hẹp càng hẹp thêm, làm tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn đường thở khi ngủ. Hậu quả gây ra tiếng ngáy khi ngủ và làm giảm độ bão hòa oxy máu, sau đó là gây ngừng thở.
Sự ngạt thở (choking) và sự thở hổn hển (gasping) có liên quan một cách đặc biệt với OSAS. Những người bị OSAS thường không có một giấc ngủ ngon. Do sự ngừng thở lặp đi lặp lại và sự tự đánh thức làm bệnh nhân mất giai đoạn ngủ sâu dẫn đến sự mệt mỏi và stress lâu dài.
Các yếu tố bất thường về giải phẫu ở đường hô hấp trên và những tình trạng liên quan với OSAS
- Ngạt mũi.
- VA quá phát.
- Khẩu cái mềm và lưỡi gà quá lớn.
- Quá phát amiđan.
- Lưỡi to và dầy.
- Họng miệng và hạ họng hẹp do niêm mạc và mô dưới niêm mạc quá dày.
- Hàm nhỏ (micrognathia).
- Hàm đưa ra sau (retrognathia).
- Xương móng thấp hơn bình thường.
- Béo phì gây tích mỡ họng, hạ họng.
- Hội chứng Down.
- Suy tuyến giáp.
- Bệnh to cực (acromegaly).
- U, phẫu thuật ung thư và tia xạ ở vúng mũi họng gây phù nề hoặc xơ sẹo.
OSAS gây ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
OSAS có ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe. Qua thời gian dài, OSAS liên quan với nguy cơ cao của cao huyết áp và bệnh tim mạch, đột quỵ.
Tiếng ngáy và sự gián đoạn thở có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn và người nằm cạnh. Sự chứng kiến một cơn ngừng thở có thể là nỗi ám ảnh đáng sợ bởi bệnh nhân OSAS thường có biểu hiện ngạt thở.
Ngủ ngáy khiến bạn bị ngưng thở trong khi ngủ do các phần mềm, cũng như niêm mạc cuống họng làm khí quản bị nghẹt, sẽ dẫn đến phổi và não bị thiếu dưỡng khí.
Ở mức độ nghiêm trọng, ngủ ngáy còn có thể làm xáo trộn sóng điện não, làm giảm trí nhớ, năng suất làm việc, khả năng tập trung, tinh thần mệt mỏi...
Bên cạnh đó, ngủ ngáy cũng làm suy giảm khả năng tình dục, ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng.
Điều trị và hạn chế OSAS
Để điều trị và hạn chế ngủ ngáy, bạn cần thực hiện:
- Tránh sử dụng rượu, các thuốc giảm đau, thuốc ngủ, thuốc an thần, một số thuốc kháng histamine vào buổi tối.
- Hạn chế tăng cân, béo.
- Khi ngủ, nên nằm ngủ nghiêng và giữ cho đầu cao để dễ thở hơn. Nên nằm gối cao hơn bình thường để giúp cho luồng khí trong cổ họng đi thẳng theo luồng khí.
- Nếu bị viêm xoang, viêm mũi, hay tắc nghẽn mũi thì cần phải điều trị vì khi bị bắt buộc bạn phải thở bằng miệng, làm tăng khả năng bị ngáy ngủ.
- Tránh ăn nhiều vào bữa tối. Không nên ăn những loại thực phẩm được chế biến từ bơ sữa trước khi đi ngủ.
- Cai hút thuốc lá.
- Tập thể dục thường xuyên, tập thói quen đi ngủ theo giờ giấc đều đặn.
Cấp độ ngủ ngáy
Dựa vào các triệu chứng ngáy khi ngủ, ngủ ngáy có thể chia thành 3 cấp độ sau đây:
Cấp 1: ngáy ít, thỉnh thoảng mới ngáy, tiếng ngáy thường không to. Khi thay đổi tư thế ngủ bằng cách nghiêng sang trái hoặc sang phải thì sẽ ngừng ngáy.
Cấp độ 2: ngáy ở mức độ vừa phải, tiếng ngáy to hơn. Tuy nhiên khi nằm ở tư thế nghiêng thì hết.
Cấp độ 3: nằm ngủ bất kỳ tư thế nào đều phát ra tiếng ngáy. Tiếng ngáy rất to và đôi khi còn đi kèm với các triệu chứng nghẹt thở nhất thời. Khiến người bệnh tỉnh giấc gây mệt mỏi. Một số trường hợp nguy hiểm hơn có thể dẫn đến ngừng thở và gây tử vong.
Xem thêm video được quan tâm
10 Lợi ích sức khỏe tuyệt vời của tỏi ngâm mật ong