Ngủ ngày - Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh Alzheimer

26-03-2018 14:38 | Thông tin dược học
google news

SKĐS - Nghiên cứu mới của các nhà khoa học thuộc Mayo Clinic, Rochester, Minnestosa, Mỹ cho thấy, những người thường xuyên buồn ngủ ban ngày có sự tích lũy các mảng amyloid cao trong não - nguyên nhân chính gây bệnh Alzheimer.

Trong nghiên cứu này, các  nhà khoa học đã theo dõi 283 người trong độ tuổi trên 70 từ năm 2009 đến năm 2016, không ai trong số họ mắc chứng sa sút trí tuệ khi bắt đầu nghiên cứu. Các nhà khoa học đánh giá mức độ buồn ngủ của họ vào ban ngày và tiến hành quét não ít nhất 2 lần/ngày/người tham gia. Kết quả cho thấy ở những người thường xuyên cảm thấy buồn ngủ ban ngày có sự hình thành các amyloid - một protein dính tạo thành các mảng bám trong não - tập trung ở bộ phận liên quan đến ký ức, cảm xúc, học tập và trí nhớ. Các nhà khoa học cho biết: “Việc thường xuyên cảm thấy buồn ngủ quá mức vào ban ngày (EDS) có liên quan đến sự tích tụ amyloid-beta dẫn đến nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer. Việc xác định sớm bệnh nhân có dấu hiệu EDS và điều trị rối loạn giấc ngủ cơ bản có thể giúp làm giảm tích tụ amyloid-beta ở nhóm dễ tổn thương này, do đó có thể ngăn ngừa hoặc có phương pháp điều trị thích hợp ở thời kỳ khởi phát của bệnh”.


Tuấn Cường
Ý kiến của bạn