Ngoáy tai thường xuyên, không đúng cách ảnh hưởng đến thính giác ra sao?

21-10-2023 21:43 | Y học 360
google news

SKĐS - Tai đảm nhiệm chức năng truyền dẫn và tiếp nhận âm thanh, cũng như có vai trò trong việc duy trì thăng bằng. Nếu ngoáy tai thường xuyên và không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến thính giác.

Hậu quả từ thói quen ngoáy taiHậu quả từ thói quen ngoáy tai

Ngoáy tai là thói quen rất thường gặp, từ trẻ đến già, cứ ngứa tai là ngoáy, tắm xong cũng ngoáy, thỉnh thoảng lại ngoáy tai với lý do là để cho tai sạch.

Nhiều người có thói quen ngoáy tai mọi lúc mọi nơi, mọi thời điểm bằng các vật thiếu vệ sinh như tăm, đầu bút bi, chìa khóa, đầu nhíp...và nghĩ rằng hành động này khiến tai sạch hơn. Nhưng thực tế hành vi này rất không tốt, thậm chí là ảnh hưởng đến thính giác nghiêm trọng.

Tai đảm nhiệm chức năng truyền dẫn và tiếp nhận âm thanh, cũng như có vai trò trong việc duy trì thăng bằng.

Tai đảm nhiệm chức năng truyền dẫn và tiếp nhận âm thanh, cũng như có vai trò trong việc duy trì thăng bằng.

Chức năng và nhiệm vụ của tai

Tai đảm nhiệm hai chức năng đó là: tiếp nhận, truyền tải âm thanh và giữ thăng bằng cho cơ thể người. Dẫn truyền âm thanh được thực hiện bởi tai ngoài và tai giữa. Một khi âm thanh được não bộ tiếp nhận sẽ giúp chúng ta nghe và hiểu được. 

Tai ngoài đảm nhiệm việc thu nhận âm thanh từ bên ngoài và dẫn truyền vào trong. Để đảm bảo quá trình này diễn ra thuận lợi, hai bộ phận của tai ngoài đó là: loa tai và ống tai sẽ cùng hoạt động.

Tai trong là phần không thể nhìn thấy bằng mắt thường, giúp tiếp nhận và xử lý âm thanh, giữ được thăng bằng cho cơ thể. 

Nó đảm nhiệm vai trò giữ thăng bằng cho cơ thể bởi khi có bất kỳ chuyển động nào hệ tiền đình sẽ cảm nhận rõ được, rồi truyền thông tin đi khắp các vị trí và bộ phận khác để chúng cân bằng lại hoạt động của mình. Từ đó, cơ thể người cũng được giữ thăng bằng.

Thói quen ngoáy tai, lấy ráy tai thường xuyên sẽ gây những tác hại gì?

  • Gây viêm nhiễm

Khi ráy tai cứng và nhiều, nhiều người có xu hướng muốn lấy nó ra thật mạnh, thậm chí không bỏ cuộc cho đến khi thấy đau. Ngoáy tai cũng có thể đưa thêm vi khuẩn, nấm từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào da ống tai. Chảy máu tai do rách da ống tai ngoài là một trong những tai biến hay gặp nhất của việc ngoáy tai.

Trên thực tế, việc ngoáy tai theo cách này rất dễ làm xước da ống tai. Khi vết thương xuất hiện trên da, vi khuẩn có thể xâm nhập và gây nhiễm trùng. 

Cũng có một số trường hợp da bị trầy xước, tổn thương nang lông, nếu vi khuẩn xâm nhập vào nang lông sẽ gây viêm nhiễm, điển hình là viêm ống tai.

Nếu ngoáy tai làm nhiễm khuẩn ống tai ngoài, tai sẽ đau nhức, chảy mủ, ù tai, nghe kém. Sau đó bệnh nhân có biểu hiện tức tức trong ống tai rồi bắt đầu cảm giác đau tai, ngày càng tăng, đau nhức nhối, đau lan lên đầu, thậm chí một số bệnh nhân đến khám khi ống tai ngoài bị viêm tấy lan tỏa ra nửa mặt, chảy máu lẫn nước mủ ra cửa tai.

  • Ảnh hưởng đến thính giác

Thói quen thường xuyên ngoáy tai có thể vô tình làm thủng màng nhĩ, từ đó gây mất thính lực. Một số trường hợp nặng còn có thể gây viêm tai giữa.

Thủng màng nhĩ đột ngột thì dấu hiệu đầu tiên là cảm giác đau nhói trong tai, ù tai, chảy máu tai, chóng mặt, buồn nôn, nôn và có thể dẫn đến điếc. 

Nếu thủng màng nhĩ để lâu ngày nếu sẽ gây viêm xương chũm làm giảm khả năng nghe nghiêm trọng và có thể gây ra những biến chứng nặng hơn do ổ nhiễm trùng lan toả vào các vùng cận kề.

  • Có cần thường xuyên loại bỏ ráy tai không?

Ráy tai chủ yếu gồm bụi trong không khí và dịch tiết của tuyến da trong ống tai. Ráy tai chủ yếu có màu vàng, khô hoặc ẩm. Ráy khô thường dễ rơi ra, còn ráy ướt thì dính vào tai, khó làm sạch hơn. Ngoài ra, ráy tai có nhiệm vụ bảo vệ ống tai không bị nhiễm trùng

Ráy tai hoạt động như một rào cản vật lý, ngăn cản vi trùng xâm nhập vào vào bề mặt ống tai. Ráy tai có các enzyme có thể ly giải vi khuẩn

Ráy tai chỉ thực sự phải lấy khi chúng nhiều quá mức, ảnh hưởng đến sức nghe hoặc làm cản trở khả năng quan sát màng Sự tồn tại của ráy tai có một ý nghĩa nhất định.

Ráy tai đóng vai trò như một lớp màng bảo vệ có thể ngăn chặn một số vật lạ, bụi hoặc một số côn trùng nhỏ trong không khí xâm nhập ống tai, do đó giảm nguy cơ tổn thương tai. Hơn nữa, một số thành phần trong ráy tai còn có thể ức chế và tiêu diệt một số vi khuẩn, giúp tai luôn hoạt động bình thường. Ngoài ra, ráy tai còn có tác dụng dưỡng ẩm, có thể ngăn ngừa tình trạng ngứa do khô tai.

Tai có khả năng tự thanh lọc, khi bạn nói chuyện, đi lại hay cử động đầu, hai tai cũng chuyển động cùng. Trong quá trình này, ráy tai sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể, vì thế không cần phải ngoáy tai thường xuyên.

Nếu khi nào bạn thấ tai ngứa, giảm thính lực mà lâu không lấy ráy tai thì việc thỉnh thoảng vệ sinh tai sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của tai.

Nếu khi nào bạn thấy tai ngứa, giảm thính lực mà lâu không lấy ráy tai thì việc thỉnh thoảng vệ sinh tai sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của tai.

Vệ sinh tai và biện pháp bảo vệ

Nếu khi nào bạn thấy tai ngứa, giảm thính lực mà lâu không lấy ráy tai thì việc thỉnh thoảng vệ sinh tai sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của tai. Tuy nhiên phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, đó là:

  • Khi cảm thấy ngứa, bạn có thể nhỏ vài giọt nước muối vào ống tai, lắc nhẹ vài lần để ống tai được làm ẩm hoàn toàn bằng nước muối, sau đó dùng tăm bông lau nhẹ quanh tai. Lặp lại vài lần ráy tai sẽ sạch và hết cảm giác ngứa.
  • Khi bị ngứa tai chỉ nên xoa bóp nhẹ vàng tai, day day vào nắp tai. Bạn không nên vội ngoáy tai khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu cần phải lấy ráy, nên đi khám bác sỹ chuyên khoa để đảm bảo an toàn.
  • Không dùng tăm xỉa răng, vật nhọn, chìa khóa chọc tai.
  • Hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn lớn, các âm thanh, âm lượng loa đài nên để mức vừa phải.
  • Đến các cơ sở y tế thăm khám nếu ở vị trí tai xuất hiện cảm giác đau nhức bất thường, tai chảy nước…

Xem thêm video:

5 Biến Chứng Nguy Hiểm Của Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản - SKĐS


Bs Nguyễn Hải Sơn
Ý kiến của bạn