Trong khi các biểu hiện của thiếu kẽm lại vô cùng thầm lặng, tiềm tàng, khó chẩn đoán, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác.
Theo đó, mất cảm giác thèm ăn, rụng tóc, chức năng hệ miễn dịch suy yếu, tiêu chảy, tổn thương da và mắt, tăng trưởng chậm ở trẻ em và chứng bất lực ở nam giới được xem là một trong các biểu hiện của thiếu kẽm.
Do tỷ lệ thiếu vi chất kẽm cao, biểu hiện thầm lặng, nên khi được phát hiện thì thiếu kẽm đã gây hậu quả sức khỏe nghiêm trọng trong thời gian dài nên việc dự phòng thiếu kẽm thông qua chế độ ăn là vô cùng quan trọng.
Thiếu kẽm sẽ dẫn đến rất nhiều các rối loạn không đặc hiệu như mệt mỏi, chán ăn, giảm thị lực, chậm tăng trưởng do giảm tốc độ tổng hợp AND và tổng hợp protein, dậy thì chậm, giảm hoạt động của các tuyến nội tiết…
Do kẽm không dự trữ được lâu dài trong cơ thể để “dùng dần” do vậy cần đảm bảo chế độ ăn hàng ngày có đủ kẽm.
Nguồn cung cấp kẽm chủ yếu ở các loại hải sản, kẽm có nhiều trong ngao, hàu, các loại thức ăn động vật như thịt heo, bò, dê, cá gia cầm,...
Kẽm - vi chất không thể thiếu với cơ thể
Để trẻ mau lớn, khỏe mạnh, thông minh và có tầm vóc cao lớn, thì khẩu phần ăn của trẻ cần cung cấp đủ năng lượng, số lượng thức ăn và chất lượng bữa ăn hàng ngày. Ngoài việc các chất dinh dưỡng đầy đủ, cân đối và hợp lý thì chất lượng bữa ăn là sự đầy đủ các vi chất dinh dưỡng, là các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể con người.
Vai trò quan trọng của kẽm đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em: Là thành phần của rất nhiều emzyme khác nhau liên quan đến nhiều hoạt động khác nhau trong cơ thể: Chuyển hóa năng lượng và tổng hợp protein. Hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch.
Kẽm có nhiều trong hải sản như Hàu, ngao
Hoạt động và chuyển hóa insulin; Hấp thu và vận chuyển vitamin A; ảnh hưởng đến tri giác và nhận thức; Tăng tốc độ lành vết thương,…
Chức năng sinh học của kẽm là do nó có liên quan tới cấu hình và chức năng của một loạt các enzyme, là thành phần thiết yếu của nhiều protein mà đặc biệt là các protein “ngón tay kẽm” nằm trong nhân tế bào, và có ý nghĩa cho sự điều hòa và phiên mã thành các RNA đưa tin để tạo thành các peptid.
Cơ thể lớn lên và phát triển là nhờ sự nhân lên của các tế bào và “ngón tay kẽm” tham gia vào rất nhiều các quá trình phát triển của cơ thể như tạo tế bào máu, tái tạo cấu trúc tim, tạo tế bào mỡ, duy trì tế bào gốc, tái tạo các tế bào thần kinh võng mạc, phát triển phổi sơ sinh, tạo glucose, phát triển hệ xương và cơ trơn, ngoài ra nó còn kiểm soát sự sinh sôi tế bào và ung thư…
Kẽm - vi chất không thể thiếu với cơ thể
Kẽm còn quan trọng với hệ miễn dịch. Nó kích thích sự phát triển và biệt hóa các tế bào miễn dịch lympho B và lympho T qua đó tạo một hệ phòng thủ để cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Rõ ràng là trẻ em có sức chống đỡ với bệnh tật tốt, ít đau ốm thì sẽ tăng trưởng và phát triển tốt hơn.
Sự phát triển của xương là rất quan trọng trong sự hình thành chiều cao của cơ thể. Mặc dù xương cần có nhiều thành phần dưỡng chất như các amino acid, can xi, phosphor và ma giê nhưng rối loạn các hoạt động của hooc-môn cũng làm hạn chế sự tăng trưởng xương. Hooc-môn tăng trưởng IGF là chất đưa tin quan trọng giúp xương phát triển dài ra.
Ths.Bs Nguyễn Văn Tiến Viện Dinh dưỡng Quốc gia
Sự hoạt động của IGF rất nhạy với tình trạng thiếu hụt kẽm ở trẻ em. Kẽm cũng có tác động kích thích tới sự tạo xương của tạo cốt bào và kìm hãm sự hủy xương của hủy cốt bào. Kẽm tham gia vào việc điều hòa gien cho việc hình thành các thành phần của xương. Do vậy, bổ sung kẽm làm tăng hoạt động của hooc-môn và làm tăng trưởng chiều cao đáng kể.
Kẽm là khoáng chất cần thiết cho sức khỏe não bộ. Kẽm và vitamin B6 là những chất giúp dẫn truyền thần kinh hoạt động tốt hơn. Đặc biệt, vùng trung tâm bộ nhớ của não có tên gọi là vùng đồi hải mã có chứa lượng kẽm rất cao.
Trẻ vị thành niên thường phải đối mặt với các mụn trứng cá trên da. Kẽm giúp điều chỉnh lượng dầu và làm giảm nhiễm khuẩn gây ra mụn. Kẽm cũng giúp sản xuất collagen và chất này mang lại một làn da dẻo dai, mịn màng.