Ngoài bệnh răng miệng, thuốc lá còn ảnh hưởng xấu về mặt thẩm mỹ và giao tiếp

24-11-2017 06:58 | Thời sự
google news

SKĐS - Hàng năm, các bệnh liên quan đến thuốc lá là nguyên nhân khiến hơn 40.000 người tử vong tại Việt Nam. Con số này tương đương với khoảng 100 người chết mỗi ngày.

Phần lớn chúng ta đều biết rằng thuốc lá có hại cho sức khỏe, nhưng chúng ta chưa biết một cách chắc chắn rằng hút thuốc cũng là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều vấn đề về răng miệng, tác động xấu tới thẩm mỹ và giao tiếp của người hút thuốc.

Những vấn đề răng miệng gặp phải khi hút thuốc

Dù bạn hút thuốc lá loại nào hay mức độ ra sao thì đều phải đối mặt với những vấn đề về răng miệng như:

Răng nhiễm màu khó có thể làm sạch bằng cách tẩy trắng răng thông thường.

Tăng khả năng tồn đọng cao răng, đòi hỏi phải đi lấy cao răng thường xuyên.

Làm ảnh hưởng đến khứu giác và vị giác của mỗi người.Thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh nướu lợi - một trong những nguyên nhân dẫn đến mất răng ở người lớn.

Thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh nướu lợi - một trong những nguyên nhân dẫn đến mất răng ở người lớn.

Làm giảm lượng tuyến nước bọt tiết ra và sự miễn dịch của cơ thể, tạo thành nhiều mảng bám quanh răng.

Đây là những bệnh lý bạn có thể gặp phải khi sử dụng thuốc lá. Nếu là người thường xuyên sử dụng loại kích thích này thì bạn sẽ phải đối mặt với những tác hại do thuốc lá gây ra với răng miệng đặc biệt nghiêm trọng.

Những người hút thuốc lá thường dễ mắc các bệnh về răng miệng nhiều gấp 3-6 lần cũng như dễ bị rụng răng cao gấp 2 lần so với người bình thường. Các bệnh quanh răng bao gồm: sự viêm nhiễm ở răng, lợi và phần xương xung quanh răng.

Thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng. Một bệnh tiến triển nhanh chóng và dẫn đến tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm. Thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh nướu lợi - một trong những nguyên nhân dẫn đến mất răng ở người lớn.

Hút thuốc cũng làm chậm lại quá trình liền vết thương sau nhổ răng hoặc phẫu thuật khác trong miệng. Thuốc lá cũng làm phá hủy tổ chức lợi dẫn đến hở chân răng. Điều này làm cho răng dễ bị sâu và nhạy cảm với nóng và lạnh.

Ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ và giao tiếp

Thuốc lá ám khói lên răng, làm đổi màu răng, đổi màu hàm giả, đổi màu các chất trám răng.

Người mẹ hút thuốc trong lúc mang thai có nguy cơ sinh con bị dị tật môi và vòm miệng cao cấp 2 lần so với bình thường.

Hút thuốc lá quá nhiều sẽ làm các gai lưỡi phát triển quá mức, có màu xám, tạo nhiều nếp gấp giúp vi khuẩn dễ bám gây hôi miệng. Thuốc lá hút và thuốc lá nhai đều làm hôi miệng.

Những người ngậm tẩu nhiều sẽ làm mòn răng ở chỗ cắn tẩu thuốc, làm cho hàm răng không đều.

Thay đổi vị giác và xúc giác

Vị giác và xúc giác của người hút thuốc bị thay đổi bởi khói và các chất hóa học có trong thuốc lá, mức ảnh hưởng càng tăng nếu dùng thuốc lá càng nhiều. Người hút thuốc có xu hướng ăn mặn hơn người không hút thuốc.

Bất kỳ loại thuốc lá nào cũng làm cho hơi thở hôi và một số vấn đề sau:

Thuốc lá làm cho các răng bị nhiễm màu mà không thể làm sạch bằng cách đánh răng thông thường.

Thuốc lá cũng là nguyên nhân tăng lắng đọng cao răng, đòi hỏi phải lấy cao răng thường xuyên.

Thuốc lá cũng gây ảnh hưởng đến khứu giác và vị giác của mỗi người.

Ngoài ra, việc hút thuốc lá làm giảm lượng nước bọt tiết ra, làm giảm sự miễn dịch của cơ thể, tạo ra nhiều mảng bám, cặn răng khiến các bệnh quanh răng nặng hơn và làm giảm chức năng răng miệng.


Nhật Long
Ý kiến của bạn