Hà Nội

Ngộ độc thực phẩm đã lấy đi gần nửa triệu sinh mạng mỗi năm

11-02-2016 11:53 | Quốc tế
google news

SKĐS - Ngộ độc thực phẩm đã lấy đi gần nửa triệu sinh mạng mỗi năm. Đó là cảnh báo của WHO, trong một đánh giá trên toàn cầu đầu tiên về vấn đề ngộ độc thực phẩm. Trong số đó, 30% là trẻ em dưới 5 tuổi.

Đó là cảnh báo của WHO, trong một đánh giá trên toàn cầu đầu tiên về vấn đề ngộ độc thực phẩm. Trong số đó, 30% là trẻ em dưới 5 tuổi.

Trong một thông cáo báo chí của WHO, với sự đánh giá trên toàn cầu đầu tiên về vấn đề ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng hàng năm. Họ phát hiện gần 1/10 dân số thế giới, hay nói một cách khác khoảng 600 triệu người mắc bệnh do thức ăn độc hại và kết quả theo báo cáo là có 420.000 người tử vong, bi thảm là 1/3 trong số đó là trẻ em dưới 5 tuổi

Cho đến nay, việc đánh giá vấn đề ngộ độc thực phẩm còn mơ hồ, chưa chính xác, điều này đã che đậy không cho cộng đồng biết cái giá phải trả cho thực phẩm bị nhiễm bẩn. 
Bác sĩ Margaret Chan, tổng giám đốc của WHO, đã phát biểu: "Để hiểu rõ về những mầm bệnh gây ra do thực phầm , vấn đề lớn nhất trên toàn cầu là cần phát động sự vào cuộc của chính phủ, của cộng đồng và của cả nền công nghiệp thực phẩm

Gánh nặng cho ngân sách
Các nhà nghiên cứu đã tập trung vào 31 tác nhân gây bệnh do việc ăn uống từ lĩnh vực sinh học như: vi khuẩn, virus, các loại ký sinh trùng...đến yếu tố thuộc về môi trường - từ cơ sở này, họ đã phân chia sâu hơn nữa về những yếu tố chủ yếu có gây nên bệnh tiêu chảy trầm trọng hay không với 11 hạng mục thuộc phạm trù trước đó.
Vào năm 2010, để tính toán tuyệt đối số người mắc bệnh hoặc tử vong do cúm bao tử, các nhà nghiên cứu đã xác định gánh nặng về sức khỏe mà cộng đồng phải chịu thông qua DALY (Disability Adjusted Life Year: đánh giá gánh nặng bệnh tật hàng năm )
WHO đã tường trình tóm tắt việc giám sát: Trong năm 2010, có 33 mối nguy cơ cho gánh nặng về bệnh tật do ngộ độc thực phẩm trong 33 triệu bản đánh giá , trong đó trẻ em dưới 5 tuổi chiếm 40 %. Hơn một nửa đánh giá gánh nặng về sức khỏe, có khoảng 18 triệu ca thuộc về bệnh tiêu chảy nặng.
Mặc dù những bệnh này gần như xãy ra khắp nơi, các nhà nghiên cứu nhận thấy mỗi vùng miền trên thế giới sẽ cung cấp những chứng cứ mắc bệnh theo đặc thù của địa phương ....Chẳng hạn như tại MỸ và các quốc gia lân cận thì có đến 95% ca bệnh là do Norovirus, Campylobacter và E.coli genus, Salmonella ...trong khi đó, phía đông nam Châu á thì Samonella typhi, sốt thương hàn...được chứng minh là phổ biến hơn.Một trùng hợp ngẫu nhiên,Typhoid, xuất hiện hướng về Mỹ trong năm nay được xem là ca hiếm hoi.Tại miền Nam và Trung Mỹ thì sán dây và ký sinh trùng Toxoplasma gondii đã góp phần làm nên gánh nặng về bệnh tật do thực phẩm. Tuy nhiên , tại Châu Phi, nơi chịu tác động nặng nề nhất của bệnh tật thì có đến 70% ca tiêu chảy nặng liên quan đến ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt có những vùng bị ngộ độc Cyanua và aflatoxin do thực phẩm bị nhiễm nấm
Mặc dù mở rộng việc tìm kiếm, phát hiện thì vẫn còn lỗ hổng lớn về số liệu gây khó khăn cho việc đối chiếu, kiểm chứng đầy đủ về gánh nặng bệnh tật do ngộ độc thực phẩm trên toàn cầu. Các nhà nghiên cứu của WHO hy vọng với bản tường trình của họ có thể thúc đẩy các quốc gia trên thế giới có những bước tiên phong hơn nữa trong việc giám sát, phòng ngừa và điều trị những bệnh do thức ăn bẩn
Những đánh giá trên là kết quả của 10 năm nghiên cứu từ hơn 100 chuyên gia trên khắp thế giới. Họ vẫn duy trì, và làm việc nhiều hơn nữa để cải tiến các dữ kiện về gánh nặng bệnh tật do ngộ độc thực phẩm
Bác sĩ Kazuaki Miyagishima, giám đốc của bộ phận an toàn thực phẩm và những bệnh do động vật lây truyền đã phát biểu: "Căn cứ vào những dữ liệu mà chúng tôi có được đã chỉ rõ, gánh nặng bệnh tật do ăn uống trên toàn cầu là vấn đề lớn, ảnh hưởng đến cộng đồng trên khắp thế giới, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi và những người dân ở những vùng có thu nhập thấp.


DS Bùi Ngọc Lan Hương
Ý kiến của bạn