Hà Nội

Ngộ độc rượu, nỗi lo thường trực ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

28-09-2023 18:20 | Đời sống
google news

SKĐS - Ở vùng đồng bào DTTS và miền núi cao hẻo lánh, đồng bào các dân tộc thiểu số bản làng Tây Bắc vẫn còn giữ thói quen uống rượu bừa bãi. Trong khi, việc nấu rượu, sử dụng rượu khó kiểm soát dẫn tới ngộ độc rượu vẫn thường xuyên xảy ra.

Phát huy vai trò của phụ nữ tôn giáo trong công tác vệ sinh an toàn thực phẩmPhát huy vai trò của phụ nữ tôn giáo trong công tác vệ sinh an toàn thực phẩm

SKĐS – Phụ nữ vừa là người sản xuất trực tiếp, kinh doanh vừa thụ hưởng thực phẩm an toàn. Những mô hình, cách làm hay của phụ nữ tôn giáo đã phát huy truyền thống “tốt đời, đẹp đạo” phục vụ phước lợi cho nhân sinh.

Ám ảnh những vụ ngộ độc rượu

Bà con vùng cao có tập tục uống rượu, nhất là các dịp lễ hội. Nhiều người uống cả ngày, có khi cả tháng, uống từ sáng tinh mơ đến tối mịt rồi bị say xỉn, mất kiểm soát hành vi, gây ra những vụ án mạng. Đã có không ít trường hợp ngộ độc rượu vì uống phải loại rượi không đảm bảo an toàn.

Cho đến giờ đây, người dân ở bản Tả Chải, xã Ly Chải huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, nhiều người vẫn bàng hoàng trước vụ ngộ độc rượu làm 68 người mắc, trong đó 10 người tử vong.

Tương tự, anh Nguyễn Văn Tấn ở Yên Bái cũng đã từng là nạn nhân của ngộ độc rượu. Anh nhớ lại lần được mời đi dự cơm. Vào bữa ăn, chủ nhà có mang loại rượu ngâm các loại cao, huyết lình và cả củ gấu tầu ra để mời khách. Ngay từ ngụm đầu tiên, anh đã thấy tê cứng lưỡi. Nhận thấy rượu có độc tố, anh dừng lại. Dù vậy, anh và hai người khác vẫn phải đi cấp cứu. May mắn không nguy hiểm đến tính mạng, đến giờ anh Tấn vẫn còn rất sợ rượu.

Ngộ độc rượu, nỗi lo thường trực ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - Ảnh 2.

Tại những phiên chợ vùng cao dễ dàng tìm thấy những khu vực bán rượu.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính chung trong 12 tháng năm 2022, cả nước xảy ra 54 vụ ngộ độc thực phẩm, 1.359 người bị ngộ độc, trong đó có 18 người tử vong. Tính chung 7 tháng năm 2023, cả nước xảy ra 60 vụ ngộ độc thực phẩm với 860 người mắc, trong đó có 12 người tử vong. Những số liệu này một lần nữa cảnh báo về mối nguy của ngộ độc thực phẩm đối với sức khỏe và tính mạng con người.

Trong số vụ ngộ độc do rượu, nhiều nhất là xảy ra tại khu vực miền núi phía Bắc. Ngoài ngộ độc do rượu trắng, rượu có hàm lượng methanol cao, còn có các tác nhân là rượu ngâm thuốc lá, rượu ngâm cây rừng độc.

Ngoài thói quen uống rượu, các món ăn chế biến từ cá, thịt có nguy cơ ngộ độc cao ở vùng núi, dân tộc thiểu số Tây Bắc vẫn diễn ra khá phổ biến. Ngộ độc xảy ra nhiều còn do bà con có thói quen ăn cóc, ngóe, nấm, các loại cây quả rừng có độc mà không biết.

"Từ ý thức, thói quen, tập quán sử dụng thực phẩm của bà con, cũng như công tác quản lý chất lượng thực phẩm của ngành chức năng còn nhiều hạn chế dẫn tới nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm tập thể ở vùng cao vẫn còn cao" – một lãnh đạo chi Cục an toàn vệ sinh thực phẩm chia sẻ.

Cần xử lý mạnh tay

Ngay từ đầu năm 2023, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã đưa ra cảnh báo về việc, một số tỉnh, thành phố đã ghi nhận nhiều trường hợp phải cấp cứu có liên quan đến việc sử dụng rượu không bảo đảm an toàn, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, rượu có hàm lượng methanol cao, trong đó đã có ca tử vong.

Tại Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) gần như tháng nào cũng tiếp nhận nhiều trường hợp ngộ độc rượu Methanol. Nhiều trong số bệnh nhân đến từ các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. "Methanol còn gọi là cồn công nghiệp có nhiều công dụng như dung môi, làm sơn. Chất này rất độc với cơ thể và hoàn toàn không được sử dụng để làm rượu thực phẩm như ethanol" – BS Nguyễn Trung Nguyên, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ.

Trong đời sống của bà con dân tộc thiểu số, rượu từ lâu đã là một phần không thiếu. Thực tế, tỷ lệ sử dụng rượu ở cả nam và nữ của bà con đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 80%, cao hơn mức trung bình cả nước. Tỷ lệ trẻ hóa người uống rượu, nghiện rượu không ngừng tăng lên. Trong khi đó, rượu bán ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thường kém chất lượng nên nguy cơ ngộ độc chết người dễ xảy ra. Đáng nói, tình trạng vi phạm pháp luật về ATTP trong hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu, nhất là rượu thủ công truyền thống diễn biến phức tạp.

Trước những tác hại từ rượu gây ra, các cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm khắc, mạnh tay, kể cả đưa các vụ việc ra khởi tố xử lý hình sự. Đồng thời, công tác tuyên truyền đẩy mạnh nâng cao nhận thức còn hạn chế của người dân, thay đổi thói quen đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân. Trong đó có vai trò quan trọng của già làng trưởng bản, chức sắc tôn giáo... trong tuyên tuyền. Có như vậy, ngộ độc rượu mới được quan tâm đúng mức, ngăn chặn kịp thời, tránh xảy ra những cái chết đau lòng vì rượu.

Báo động tình trạng ngộ độc ở vùng cao Cao Bằng sau nhiều học sinh ngộ độc vì uống nước ngọt không rõ nguồn gốcBáo động tình trạng ngộ độc ở vùng cao Cao Bằng sau nhiều học sinh ngộ độc vì uống nước ngọt không rõ nguồn gốc

SKĐS- Gần đây một số trường học ở vùng cao của tỉnh Cao Bằng xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm do học sinh uống các loại nước ngọt rẻ tiền, không rõ nguồn gốc xuất xứ, có chữ nước ngoài in trên nhãn mác. Sự việc một lần nữa báo động tình trạng mất an toàn thực phẩm nơi vùng cao.



Gia Minh
Ý kiến của bạn