Ngộ độc Methanol chỉ là tảng băng nổi do ngộ độc rượu

17-04-2014 13:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Ngay sau khi uống rượu, 20% lượng rượu được hấp thụ ngay tại dạ dày và 80% còn lại được hấp thụ ở ruột.

Tảng băng nổi

Ngay sau khi uống rượu, 20% lượng rượu được hấp thụ ngay tại dạ dày và 80% còn lại được hấp thụ  ở ruột. Sau khi uống vài phút rượu đã đi vào máu và sau vài giờ nồng độ cồn trong máu sẽ lên đến  cực đại có thể dẫn đến ngộ độc từ nhẹ đến nặng tùy theo số lượng rượu, chủng loại rượu và cơ địa người sử dụng. Một trong những loại ngộ độc rượu chính đó là ngộ độc Methanol.

Methanol là chất được dùng thông dụng trong công nghiệp hoá chất cũng như trong đời sống. Ngộ độc do rượu Methanol có thể bị do uống nhầm hoặc hoạt động gian lận trong kinh doanh pha chế rượu từ cồn công nghiệp. Cồn Methanol rất độc vì chúng thải trừ chậm, chuyển hoá oxy hoá thành Formol (Formaldehyd) và axit Formic là những chất gây độc đến chức năng hô hấp của tế bào.

Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7043: 2009, hàm lượng methanol trong 1 lít rượu uống (etanol/etylic quy về rượu 100%) không được nhiều hơn 0,05% V (thể tích) (1). Trong khi đó, mẫu kiểm tra sản phẩm rượu mạnh Vodka, rượu nếp, Whisky và rượu vang do Công ty cổ phần XNK 29 Hà Nội (gọi tắt là Công ty 29 Hà Nội), trụ sở tại 82/310 Nguyễn Văn Cừ, phường Bồ Đề, quân Long Biên, Hà Nội) có hàm lượng methanol vượt xa mức cho phép, cụ thể: Cồn nguyên liệu có hàm lượng Methanol là 580g/lít; rượu nếp 29 Hà Nội: 295 g/lít (cao gấp 2.950 lần mức cho phép); rượu Vodka nếp chai 700ml: 175 g/lít (cao gấp 1.750 lần mức cho phép); rượu vang: 30g/lít (cao gấp 300 lần mức cho phép); rượu nếp loại 750ml: 175g/lít (cao gấp 1.750 lần mức cho phép)…. (2) Cần lưu ý, liều tử vong được xem là khoảng 1- 2 ml/kg, nghĩa là 1 lít rượu nếp 29 Hà Nội đủ gây chết cho 3-6 người có trọng lượng cơ thể 50 kg.

Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã phải chứng kiến những vụ ngộ độc rượu cao đến mức đáng báo động. Từ năm 2008 đến 2013, Việt Nam xảy ra 38 vụ ngộ độc rượu, 168 người phải cấp cứu, trong đó 40 người tử vong . Trong thời gian gần đây, ngộ độc rượu trở nên phức tạp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng và sức khỏe của người tiêu dùng, điển hình là vụ 30 người ngộ độc rượu nếp 29 Hà Nội ở Móng Cái, Quảng Ninh, trong đó 6 người đã tử vong.

Tảng băng chìm

Số người chết hàng năm do ngộ độc rượu chỉ là tảng băng nổi. Thực tế là việc tiêu thụ những sản phẩm rượu không an toàn còn gây nên những hậu quả xấu nếu không muốn nói là gánh nặng cho xã  hội.

Theo số liệu gần đây nhất của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, lượng tiêu thụ rượu bia trung bình của người trên 15 tuổi ở Nhật Bản, Mỹ, Pháp, Anh lần lượt là 8,03; 9,44; 13,66; 13,37 lít/người/năm và xu hướng ngày càng giảm. Trong khi đó, mức tiêu thụ rượu bia của Việt Nam là 3,77 lít/người/năm và có xu hướng ngày càng tăng (4).

Xét về lượng tiêu thụ, Việt Nam vẫn ở mức thấp so với thế giới, song xét về các bệnh có nguyên nhân do uống rượu bia không an toàn gây ra, Việt Nam cao hơn rất nhiều. Cụ thể, số người mắc các bệnh lý mãn tính (gồm ung thư, gan, thần kinh, tim mạch,…) do rượu kém chất lượng tại châu Âu là 116.502 người/năm trong khi tại Việt Nam là 408.655 người/ năm (cao gần 4 lần so với châu Âu) (5). Điều này cho thấy một thực trạng đáng báo động về rượu kém chất lượng tại Việt Nam. Không những vậy, con số khổng lồ này gây nên một gánh nặng to lớn đến sức khỏe, kinh tế, an ninh trật tự xã hội. Rượu gây mất năng suất kinh tế quốc dân vì mất khả năng lao động và về hưu non, tai nạn giao thông, gia tăng tỉ lệ tội phạm. Cụ thể, theo Tổ chức Y tế Thế giới, tại Việt Nam, ngộ độc rượu chiếm gần 22% các loại ngộ độc, 7% bệnh nhân tâm thần xuất phát từ rượu, 40% các vụ tai nạn giao thông với khoảng 11% tử vong có liên quan đến rượu bia (6).

Ngoài ra, sử dụng nhiều rượu bia kém chất lượng trong thời gian dài còn gây tổn hại đến sức khỏe tâm thần. Theo thống kê tại Bệnh viện Tâm thần TPHCM, 67% các vụ tự tử có liên quan đến rượu, 33% vụ tự tử và nghiện rượu có chẩn đoán bệnh tâm thần. 80% người nghiện rượu có triệu chứng

Do đó, “tảng băng chìm” của việc sử dụng rượu kém chất lượng mới là điều đáng báo động ở Việt Nam hiện nay.

Nguyên liệu rượu trong Rockmen 12 được xử lý tách lọc tạp chất,

(1) TCVN 7043:2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F9 Đồ uống biên soạn, Tổng cục

Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

(2) http://petrotimes.vn/news/vn/xa-hoi/ruou-nep-29-ha-noi-ham-luong-methanol-cao-gap-2950- lan-muc-cho-phep.html

(4) http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_alcohol_consumption

(5) http://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK11720/table/A6867/?report=objectonly

(6) http://baophapluat.vn/Utilities/PrintView.aspx?distributionid=106840


Ý kiến của bạn