Các nhà khoa học tại Đại học Sunshine Coast Úc đã tiến hành kiểm tra não của 1.200 người từ 18 đến 86 tuổi và phát hiện ngày càng có nhiều người có sự tăng trưởng ở xương não bộ. Các nhà khoa học đã phát hiện thấy một kết cấu nhô ra thêm ở chẩm bên ngoài của đáy hộp sọ, phần nhô ra này có hình dánh như một chiếc gai, một cục xương thừa bất thường mọc nối dài thêm ở đáy sọ, gần thùy chẩm, tức gần gáy.
Thông thường, bộ phận này có chiều dài khoảng 2,6cm (1 inch) nhưng chúng phát triển nhanh chóng tăng lên tới 3,1cm (1,2 inch). Đây chính là một tế bào cố định ở chẩm ngoài (EEOP) và phần xương mọc dài ra này xuất phát từ dây chằng hoặc gân bám vào xương. Phần xương này thường phát triển trong một thời gian dài do đó thường thấy ở những người già.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đã phát hiện điều hoàn toàn người lại. 33% số người tham gia phổ biến là nam giới từ 18 đến 30 tuổi có phần đột biến xương này. Các nhà nghiên cứu cho rằng đây là một hiện tượng mới vì ở những người cùng độ tuổi được kiểm tra những năm 1990 không phát hiện sự bất thường ở phần xương sọ này.
TS. David Shahar cho biết: “Trong 20 năm là bác sĩ, tôi chỉ phát hiện những bất thường này trong 1 thập kỷ gần đây”. Các nhà khoa học cho rằng, việc sử dụng điện thoại thông minh ngay từ khi còn rất trẻ dẫn đến các tư thế cơ thể không đúng, việc dành nhiều giờ mỗi ngày trong tư thế cổ cúi xuống lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian dài gây áp lực cho nền sọ. Do đó, cơ thể phản ứng lại bằng cách phát triển xương mới ở khu vực gáy này.