Nghiên cứu phát triển loa phát thanh cho người nghe kém

25-12-2014 09:09 | Quốc tế
google news

SKĐS - Các gia đình thường xem TV cùng nhau, nhưng điều gì xảy ra khi có một người nghe kém?

Thông thường kết quả là một thỏa hiệp về âm lượng mà không thực sự đáp ứng bất cứ ai đang nghe.

Để giải quyết vấn đề này, một nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học tổng hợp Southampton đã phát triển một hệ thống loa để giúp đỡ những người nghe kém nghe truyền hình mà không ảnh hưởng đến âm thanh cho những người xem khác.

Tiến sĩ Marcos Simón, một nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu âm thanh và và lan truyền âm thanh (Institute of Sound and Vibration Research) của trường đại học tổng hợp, đã phát minh ra một hệ thống phát âm thanh định hướng cao (highly-directional system of acoustical radiators), thường được gọi là các dãy loa, sản xuất ra một “điểm nóng” âm thanh bằng cách tăng các tín hiệu âm thanh trong khu vực căn phòng nơi người nghe kém đang ngồi nhưng duy trì mức âm thanh bình thường ở những vị trí khác cho những người nghe bình thường.

Marcos nói: “Người ta ước tính cứ 10 hộ gia đình thì có 1 hộ gia đình có các bất đồng về âm lượng truyền hình, và những điều này thường do một số thành viên trong gia đình bị mất thính giác liên quan đến tuổi.

“Vì chỉ có khoảng 20% người nghe kém sử dụng máy nghe, nên cách duy nhất để giải quyết vấn đề này là nâng cao mức độ của âm thanh cho họ mà không làm những người cùng xem khác nghe bình thường trong gia đình khó chịu, những người không muốn bị nghe quá lớn”.

Thiết kế loa của Marcos, trong đó bao gồm 8 nguồn dịch pha trong một dòng, nhằm bù đắp cho sự mất thính giác của một người lớn 70 tuổi, đó là khoảng 15 dB ở 3 kHz.

Bộ phát âm thanh phát một phiên bản tăng cường của âm thanh TV hướng tới một vị trí, nơi mà có người khiếm thính hiện ngồi xem TV. Những người khác nghe bình thường sẽ ngồi xem tivi ở vị trí nghe bình thường, không nghe được những âm thanh đã được khuyếch đại này.

Marcos, người đã giành được Giải thưởng sáng kiến cho người trẻ tuổi (Young Person’s Award for Innovation) năm 2013 của Viện Âm học (Institute of Acoustics = IOA) về kỹ thuật Âm thanh để thiết kế các dãy loa của anh ta, nói: “Mặc dù các sắp xếp các dãy loa đã được nghiên cứu trong nhiều năm, cách tiếp cận trước đây sử dụng để giảm phát phía sau của dãy loa - và do đó làm giảm các mức độ vang đến những người nghe khác - đã xác định được vị trí một bộ loa thứ hai ở mặt sau của dãy loa để hủy bỏ các âm thanh theo hướng đó.

“Dãy loa của tôi sử dụng các yếu tố loa theo từng cá nhân được thiết kế đặc biệt đầu tiên là bộ phát âm thanh, hoặc các nguồn pha chuyển dịch, do đó tiết kiệm chi phí và cải thiện sự vững mạnh của dãy loa đối với các thay đổi trong việc nhạy của các yếu tố và trong môi trường.

Các hoạt động của dãy loa đã được kiểm tra bằng cách thực hiện các thí nghiệm hành vi trong một căn phòng bình thường, và nó đã cho thấy việc sử dụng các thiết bị có thể cải thiện khoảng 30% sức nghe cho người khiếm thính, trong khi vẫn duy trì một âm thanh chất lượng tốt trong khu vực nơi người nghe bình thường đang ngồi xem”.

Marcos cho biết thêm: “Đây là một kết quả rất đáng khích lệ, vì nó xác nhận rằng có thể sử dụng dãy loa như một hỗ trợ bổ sung cho những khó khăn nghe. Điều này có nghĩa là một người già 70 tuổi có thể nghe một chương trình truyền hình bình thường mà không làm phiền người khác xung quanh”.

TTƯT BS.CKII. NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY

(Theo University of Southampton)

 


Ý kiến của bạn