Hà Nội

Nghiên cứu mới giúp trẻ thích thức ăn lành mạnh

02-05-2015 16:45 | Y học 360
google news

SKĐS -Dán nhãn có khuôn mặt tươi cười vui vẻ trên thực phẩm khiến trẻ con thích ăn nhiều thức ăn lành mạnh, bổ dưỡng

 

Khuôn mặt tươi cười vui vẻ có thể khiến trẻ con ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng hơn. Nghe thì có vẻ hơi kì quặc nhưng đây là thông điệp từ bài nghiên cứu mới nhất được trình bày tại cuộc họp thường niên của Viện hàn lâm Nhi khoa tại thành phố San Diego, bang CA.

Khuôn mặt cười vui vẻ có thể khiến trẻ em thích thức ăn lành mạnh bổ dưỡng
Khuôn mặt cười vui vẻ có thể khiến trẻ em thích thức ăn lành mạnh bổ dưỡng

Trong một nỗ lực để chống lại mức độ gia tăng của bệnh béo phì ở trẻ em, các nhà nghiên cứu đã tập trung sự cố gắng của họ để cải thiện chất lượng của các bữa ăn trưa trường học, nhưng thách thức đặt ra ở đây là phải lựa chọn những thức ăn bổ dưỡng hơn trong khi vẫn khiến trẻ nhỏ cảm thấy hứng thú khi ăn.

Tại thành phố Cincinnati, bang Ohio, các nhà nghiên cứu đã cho thử nghiệm một sự can thiệp bao gồm hai giai đoạn với các trẻ em từ Mẫu giáo đến lớp Sáu tại một trường nội thành. Trong giai đoạn đầu, họ sử dụng các khuôn mặt cười để dán nhãn các thức ăn bổ dưỡng như trái cây, sữa không béo và ngũ cốc. Sau đó các nhà nghiên cứu giới thiệu đến lũ trẻ một thứ gọi là “Chiếc đĩa năng lượng” với bốn loại thức ăn bổ dưỡng đi kèm với một vài giải thưởng nho nhỏ như: miếng dán hình ngộ nghĩnh, quả bóng đi biển nhỏ…

trẻ thích ăn nhiều rau và trái cây hơn

Trẻ thích ăn nhiều rau và trái cây hơn

Nghiên cứu trên cho kết quả rằng: tiền mua sữa tươi tăng từ 7,4% đến 48% tổng doanh số bán sữa, tăng 549% ; Kinh doanh sữa sô cô la đã giảm từ 86,5% đến 44,6% tổng số mua sữa; mua trái cây tăng 20% ​​- từ 1 đến 1.2 quả cho mỗi học sinh mỗi ngày; mua rau tăng 62% - từ 0.74 đến 1.2 đơn vị cho mỗi học sinh mỗi ngày;

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu ghi nhận một sự gia tăng đến 335% trong việc lựa chọn “Chiếc đĩa năng lượng”.

Tác giả nghiên cứu, TS. Robert Siegel, giám đốc y tế của Trung tâm Sức khỏe và dinh dưỡng -Viện Tim mạch trực thuộc Trung tâm Y tế Bệnh viện nhi Cincinnati, cho biết: "Rất đáng hứa hẹn, bởi nó tiêu tốn chi phí thấp và khá hiệu quả trong việc cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em tiểu học. Đây là loại chương trình rất có ích trong các trường học đang cố gắng để cải thiện dinh dưỡng và sức khỏe cho học sinh."

Chiến lược khác để nâng cao giá trị dinh dưỡng của bữa ăn tại trường

Gần đây Medical News Today tìm được một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu từ Trường Y tế công cộng – Harvard tại Boston, MA, nói về những tác động của một chương trình hướng dẫn nấu bữa ăn tại trường.

Các đầu bếp đã cố gắng để cải thiện bữa ăn căng tin bằng cách sử dụng nhiều ngũ cốc nguyên hạt, sản phẩm tươi và đông lạnh, gia vị không thêm muối hoặc đường và chất béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn lành mạnh thay vì chất béo bão hòa.

Tỷ lệ phần trăm các loại rau trong các bữa ăn căng tin đã tăng từ 28,9% lên 59,7%, và tiêu thụ trái cây đã tăng từ 67,4% lên 88,1%. Sau 7 tháng can thiệp, sinh viên ăn nhiều rau hơn 30% và ăn nhiều trái cây hơn 20% so với bình thường.

Tuy nhiên, việc giúp trẻ nhỏ ăn nhiều những bữa ăn bổ dưỡng không phải lúc nào cũng đơn giản. Năm 2012, một nghiên cứu điều tra với tên gọi “Healthy, Hunger – Free Kids Act” của bà Michelle Obama được coi là một nỗ lực để giảm lượng calo và cải thiện dinh dưỡng trong bữa ăn học đường, đã chỉ ra rằng các tiêu chuẩn bữa ăn mới không hề giống nhau giữa trẻ nhỏ và bố mẹ chúng.

 

Các tiêu chuẩn bữa ăn mới không giống nhau giữa trẻ và bố mẹ

Các tiêu chuẩn bữa ăn mới không giống nhau giữa trẻ và bố mẹ

 

Thanh Thanh (Theo Medical News Today – 27/04/2015)

 

 

 

Thanh Thanh


Ý kiến của bạn