Hy vọng cho những bệnh nhân mắc bệnh lâu năm
Trong nghiên cứu mới này, hơn 60% trong số 186 người tham gia mắc bệnh tiểu đường loại 2 lâu năm - tức là mắc bệnh từ 6 năm trở lên. Sau khi tham gia nghiên cứu, 97% số tình nguyện viên đã cải thiện được tình trạng sức khoẻ của họ bằng cách tuân theo chế độ ăn kiêng low-carb, trong đó nhiều người có thể giảm việc sử dụng thuốc vì lượng đường trong máu của họ được kiểm soát tốt hơn.
Hai người tham gia nghiên cứu – đã phải vật lộn với bệnh tiểu đường loại 2 trong 15 năm - thuyên giảm bệnh mà không cần dùng thuốc.
Tiến sĩ Unwin, một trong những tác giả của nghiên cứu, cho biết: 'Nghiên cứu này cho thấy hầu hết mọi người mắc bệnh tiểu đường loại 2 đều có hy vọng lớn, cho dù họ mới được chẩn đoán mắc bệnh hay mắc bệnh tiểu đường lâu năm".
Căn bệnh "giết người thầm lặng"
Bệnh tiểu đường loại 2 đang gia tăng, phần lớn là do chế độ ăn uống kém và béo phì. Người ta ước tính rằng hơn 4,8 triệu người ở Vương quốc Anh mắc bệnh này - tức là cứ 1/14 người mắc bệnh này.
Cách hiệu quả nhất để kiểm tra lượng đường trong máu là thông qua xét nghiệm máu để tính HbA1c (số đo trung bình lượng đường trong máu trong 2 đến 3 tháng). Nếu chỉ số này dưới mức 42 mmol/mol là khỏe mạnh, trong khi 42 đến 48 mmol/mol là 'tiền tiểu đường' (tức là bạn đang hướng tới loại 2). Trên 48 mmol/mol là trong ngưỡng bệnh tiểu đường.
Mục tiêu của Tiến sĩ Unwin là cải thiện mức HbA1C càng nhiều càng tốt vì mỗi năm, nếu chỉ số HbA1c của bạn trên 58 có thể rút ngắn tuổi thọ của bạn khoảng 100 ngày - theo ước tính của Văn phòng Kiểm toán Bệnh tiểu đường Quốc gia và Văn phòng Thống kê Quốc gia.
Điều này là do, theo thời gian, lượng đường trong máu cao sẽ gây hại cho các mạch máu, có khả năng gây ra các biến chứng bao gồm tổn thương thần kinh, vết thương mạn tính dẫn đến cắt cụt chi, bệnh tim, mù lòa, đột quỵ, ung thư vú và đại trực tràng.
Trong giai đoạn ban đầu của nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện ra rằng những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có quá nhiều chất béo trong gan và tuyến tụy. Điều này là do cơ thể của họ phản ứng với bữa ăn có đường bằng cách sản xuất insulin, loại hormone thường đẩy đường vào tế bào để tạo năng lượng (hoặc dự trữ dưới dạng chất béo nếu có quá nhiều).
Chế độ ăn "low-carb" đúng
Nguyên tắc đằng sau chế độ ăn ít carb là ăn dưới 130g mỗi ngày - có thể giúp lượng đường trong máu ổn định, do đó cơ thể cần sản xuất ít insulin hơn và để tìm kiếm năng lượng, thay vào đó, cơ thể được khuyến khích đốt cháy chất béo.
Low carb không có nghĩa là chỉ cắt bỏ những thức ăn ngọt như bánh quy; mà còn loại bỏ các loại thực phẩm giàu tinh bột bao gồm bánh mì, khoai tây, gạo và rau củ. Điều này là do tất cả các loại thực phẩm như vậy được phân hủy thành đường và có thể làm tăng đáng kể lượng đường trong máu.
Trong khi đó, các loại thực phẩm được khuyến nghị trong chế độ low-carb, chẳng hạn như thịt và trứng giàu protein, nhiều rau xanh và sữa nguyên kem, có thể giúp bạn cảm thấy no.
Tiến sĩ Unwin cho biết: "Những bệnh nhân mà tôi điều trị bằng chế độ ăn ít carb đều ngạc nhiên khi không cảm thấy đói.
"Khi bạn ăn 500 calo kem, bạn sẽ vẫn cảm thấy đói sau đó. Tuy nhiên, nếu bạn ăn steak và bông cải xanh có cùng giá trị calo, bạn sẽ không cảm thấy đói vì chúng có nhiều chất dinh dưỡng giúp bạn no lâu hơn" - tiến sĩ Unwin giải thích.
Những kết quả bất ngờ
Để hiểu rõ hơn những bệnh nhân nào có thể hướng lợi nhất từ chế độ ăn ít carb, tiến sĩ Unwin cùng các cộng sự đã thực hiện nghiên cứu mới nhất liên quan đến việc phân tích cơ sở dữ liệu của 186 bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 2 đã theo chế độ ăn ít carb trong gần 3 năm.
Kết quả, mỗi bệnh nhân trung bình giảm 10kg trong 33 tháng. Những bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh trong vòng 3 năm trước đó có nhiều khả năng thuyên giảm nhất (với 50% cơ hội thành công). Sự thuyên giảm bệnh là khi lượng đường trong máu bệnh nhân ở mức an toàn mà không cần sự trợ giúp của thuốc.
Nhưng điều ngạc nhiên lớn là những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 trong thời gian dài hơn - khó có thể đảo ngược tình trạng bệnh tiểu đường - vẫn có những cải thiện đáng kể về lượng đường trong máu của họ - trên thực tế, thậm chí còn nhiều hơn cả những người khác.
Tiến sĩ Unwin nói: 'Có hai cá nhân đã thuyên giảm bệnh tiểu đường mặc dù đã mắc bệnh loại 2 hơn 15 năm".
Đáng chú ý, một điểm tích cực khác từ nghiên cứu là nguy cơ tim mạch của các tình nguyện viên giảm đáng kể sau khi áp dụng chế độ ăn kiêng low-carb.
Một mối lo ngại ban đầu là việc thay thế carbs bằng nhiều thịt đỏ, trứng, kem và pho mát sẽ có tác động tiêu cực đến mức cholesterol nói riêng - nhưng thực tế thì ngược lại.
Tất cả các biện pháp đo lường rủi ro tim mạch được theo dõi (mức cholesterol, huyết áp và cân nặng) đều cải thiện đáng kể cho cả nhóm.
Mức độ của một chất béo trong máu, cụ thể là chất béo trung tính (được coi là chìa khóa để đánh giá nguy cơ tim mạch), giảm trung bình 1/3.
Điều này đã được phát hiện vào năm 2018 từ một nghiên cứu lớn hơn ở Liverpool, được công bố trên tạp chí Nutrition Reviews, trên 1.633 bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 2. Theo đó, các nhà khoa học cho biết rằng các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng lớn trong ít nhất sáu tháng thể hiện rằng việc hạn chế carbohydrate có vẻ có hiệu quả vượt trội hơn trong việc cải thiện lipid (chất béo trong máu tự nhiên) khi so sánh với chế độ ăn ít chất béo.
Năm 2021, Ủy ban Cố vấn Khoa học về Dinh dưỡng của Chính phủ Mỹ cho biết rằng chế độ ăn ít carbohydrate dường như không có tác dụng phụ đối với sức khỏe tim mạch của những người thừa cân mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Mời độc giả xem thêm video dưới đây:
Thực phẩm thay thế gạo tốt nhất cho người bệnh tiểu đường