Nghiên cứu khoa học ở hai cường quốc Nga – Mỹ

13-09-2008 05:26 | Quốc tế
google news

Đã có một thời gian nền khoa học của nước Nga đã bị tụt hậu do không có kinh phí để duy trì, phát triển. Cho đến khi ông Putin lên lãnh đạo đất nước, nền khoa học được khởi động trở lại.

Đã có một thời gian nền khoa học của nước Nga đã bị tụt hậu do không có kinh phí để duy trì, phát triển. Cho đến khi ông Putin lên lãnh đạo đất nước, nền khoa học được khởi động trở lại. Từ bấy đến nay khoa học Nga đã dần khôi phục vị thế siêu cường và đạt những thành tựu mà không ít cường quốc phương Tây thầm ao ước.

Chỉ nói riêng về tàu ngầm, Nga chế tạo hẳn một loại tàu ngầm nhỏ chuyên về việc khảo sát, nghiên cứu khoa học. Những tàu ngầm loại nhỏ này được mang tên tàu ngầm Hòa Bình. Năm 2007, khi có dư luận một vài nước không thừa nhận chủ quyền lãnh thổ của Nga trên Bắc cực lập tức những tàu ngầm Hòa Bình Nga đã thực thi chức năng của mình. Tàu ngầm Hòa Bình I và tàu ngầm Hòa Bình II đã lặn xuống độ sâu 8.000m ở Bắc cực. Hai con tàu này đã làm nhiệm vụ cắm cờ Nga gắn biểu tượng quốc huy Nga bằng kim loại xuống lòng Bắc cực thuộc địa phận lãnh hải Nga để khẳng định chủ quyền. Tháng 7 năm nay hai tàu ngầm ấy lại tiếp tục nhiệm vụ tại hồ Baikan.

 Hồ Baikan giấu trong lòng nhiều bí ẩn.
Baikan là một hồ lạ đặc biệt có một không hai trên thế giới, là tài sản đặc biệt rất đáng tự hào của Nga. Baikan chiếm 1/5 trữ lượng nước ngọt toàn thế giới. Ngược lại với tất cả các hồ nước ngọt toàn cầu, Baikan chỉ ngày một đầy lên chứ không hề vơi cạn. Đơn giản chỉ vì nó được trời phú cho có tới 365 con sông, dòng suối chảy vào nhưng lại chỉ có 1 dòng sông nhỏ bắt nguồn từ Baikan chảy đi. Đây cũng là một tài nguyên chiến lược của Nga khi mà nước ngọt ngày càng trở nên quý hiếm. Baikan hiện giấu trong lòng nó vô vàn điều bí ẩn. Lòng hồ có hàng ngàn loài hải, thủy sản sinh sống. Từ loài siêu nhỏ đến loài cực to. Đặc biệt có loài chỉ còn tồn tại ở Baikan. Mặt hồ đóng băng tới vài tháng trong năm. Khi ấy xe tải, thậm chí cả xe tăng hạng nặng cũng dễ dàng di chuyển trên mặt hồ. Mùa xuân về tuyết tan, mùa hè mặt hồ rộng thêm nhiều. Lúc này các phương tiện giao thông thủy lại vận hành trong lòng Baikan. Vì thế Baikan còn là điểm du lịch kỳ thú đầy hấp dẫn du khách thế giới. Vào những ngày trời nắng trên hồ có những hiện tượng kỳ lạ xảy ra. Những đám mây đang chu du trên bầu trời, khi qua hồ Baikan nó đứng lặng phắc hàng giờ và chuyển hóa sắc màu. Các nhà khoa học phỏng đoán có lẽ lòng hồ có một loại năng lượng lạ. Chính năng lượng này đã tạo ra sức hút và làm chuyển đổi màu sắc những đám mây...

Baikan giấu trong lòng nó nhiều bí ẩn nên tàu ngầm Hòa Bình I và tàu ngầm Hòa Bình II sẽ làm nhiệm vụ khảo sát, nghiên cứu Baikan theo từng giai đoạn. Giai đoạn 1 từ tháng 7 - 9/2008 hai tàu ngầm Hòa Bình sẽ khảo sát độ sâu trong lòng hồ, xác nhận phát hiện các loài thủy, hải tộc cùng các tài nguyên khác; giai đoạn 2 từ cuối năm 2008 - 2009 nghiên cứu các tài nguyên lòng hồ. Hiện hai tàu ngầm Hòa Bình đã cắm cờ tổ quốc, gắn biểu tượng quốc gia bằng kim loại xuống lòng hồ như đã làm ở Bắc Băng Dương. Tàu cũng xác định được độ sâu lòng hồ: nơi sâu vài trăm mét, nơi sâu 1.200m, điểm sâu nhất đạt tới 1.600m. Việc khảo sát nghiên cứu lòng hồ Baikan sẽ khám phá, mở ra nhiều triển vọng, tiềm năng kinh tế mới của Nga. Vì thế Nga đã dành một lượng kinh phí đáng kể cho hoạt động khoa học của Hòa Bình I và Hòa Bình II.

Trong khi đó tại cường quốc phía Tây bán cầu, hãng hàng không vũ trụ Mỹ NaSa - một chuyên ngành khoa học lớn quốc gia lại chịu một số phận hẩm hiu. Kinh phí hoạt động các hãng khoa học này cần tới 700 tỷ USD song mải chạy theo các cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq nên Nhà Trắng đã không đầu tư xứng đáng cho hoạt động của NaSa. Lẽ ra tháng 12/2008 này NaSa sẽ tái trở lại mặt trăng sau hơn bốn chục năm đặt chân lên hành tinh. Sau đó sẽ khảo sát tìm điểm đỗ cho tàu có người lái lên mặt trăng vào năm 2010. Năm 2020 sẽ có trạm nghiên cứu khoa học vĩnh viễn trên đó NaSa đã thu hút hơn 400 nhà khoa học khắp thế giới về nghiên cứu, phục vụ cho công trình trở lại mặt trăng này. Do thiếu kinh phí nên NaSa đã phải báo tin buồn lùi thời gian tái trở lại mặt trăng vào tháng 2/2009 thay vì 12/2008. Nga đã bày tỏ muốn giúp đỡ Mỹ để bảo đảm ngành khoa học này hoạt động đúng tiến độ. Tuy nhiên hai bên chưa đạt được thỏa thuận. Mặc dù Mỹ là quốc gia đầu tiên đưa người lên mặt trăng song sẽ chậm chân trong việc tái trở lại mặt trăng. Vì ngoài Nga, Mỹ còn có Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc cũng có chương trình tái trở lại mặt trăng.

Thành Anh


Ý kiến của bạn