Nghiên cứu giao quyền, trách nhiệm cho công an xã để chống bạo lực gia đình

23-04-2022 08:51 | Xã hội
google news

SKĐS - Nhiều thành viên UBTVQH cho rằng, Ban soạn thảo dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) nên nghiên cứu giao quyền, trách nhiệm cho công an xã được áp dụng biện pháp nghiệp vụ để bảo vệ người tố giác và nạn nhân bị bạo lực gia đình.

Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) đủ điều kiện trình Quốc hội xem xétDự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét

SKĐS - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, qua báo cáo Tờ trình tóm tắt của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội cũng như rà soát hồ sơ trình dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) lần này đã có những thay đổi tích cực.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) vừa cho ý kiến về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 10. Một trong những nội dung nhận được sự quan tâm của các ĐBQH là tăng cường các giải pháp phòng, chống bạo lực gia đình cũng như bảo vệ người bị bạo lực gia đình bằng cách nâng cao vai trò và giao trách nhiệm của công an cấp xã.

Nêu quan điểm về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, Dự án Luật đề cập quyền hạn, trách nhiệm của công an cấp xã trong phòng chống bạo lực gia đình phù hợp với chức năng bảo đảm an ninh trật tự cơ sở của Công an cấp xã. 

Để mang tính răn đe cao, đề nghị cơ quan soạn thảo dự án Luật nên quy định theo hướng khi nhận được tin báo tố giác về bạo lực gia đình thì công an cấp xã có quyền yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình phải đến trụ sở công an cấp xã để làm rõ thông tin và giải quyết vụ việc bạo lực gia đình.

Nghiên cứu giao quyền, trách nhiệm cho Công an xã để chống bạo lực gia đình - Ảnh 2.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An Ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới nêu quan điểm, dự thảo Luật có quy định 3 điều về trách nhiệm của công an xã, nhưng thẩm quyền của công an xã lại rất mờ nhạt. Ông Tới đề nghị nên nghiên cứu giao quyền, trách nhiệm cho công an xã được áp dụng biện pháp nghiệp vụ để bảo vệ người tố giác và nạn nhân bị bạo lực gia đình. Vì bạo lực gia đình là hành vi gây tổn hại đến thể chất, tinh thần của nạn nhân là rất lớn.

Nghiên cứu giao quyền, trách nhiệm cho Công an xã để chống bạo lực gia đình - Ảnh 3.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho rằng, cần có thêm quy định giao quyền cho công an xã trong việc bảo vệ người tố giác hành vi bạo lực gia đình cũng như bảo vệ người bị hại.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, tại mục 4 dự thảo Luật quy định: "Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sẽ thông báo UBND xã, phường về người bị bạo lực gia đình". 

Để phòng chống bạo lực gia đình hiệu quả, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đề nghị nghiên cứu quy định việc trình báo trực tiếp bằng văn bản hoặc điện thoại tới cơ quan công an nếu phát hiện hành vi bị bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm. Điều này sẽ giúp có những người can thiệp kịp thời, hiệu quả, nhằm ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo đảm an toàn cho nạn nhân bị bạo lực.

Nghiên cứu giao quyền, trách nhiệm cho Công an xã để chống bạo lực gia đình - Ảnh 4.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đóng góp ý kiến.

Kết luận về nội dung cho ý kiến vào dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định: Qua thảo luận, Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên UBTVQH đánh giá cao sự nỗ lực, trách nhiệm cao của cơ quan soạn thảo cũng như cơ quan thẩm tra; dự án Luật đã tiếp cận nhiều vấn đề mới; đồng thời tán thành với nhiều nội dung của dự thảo Luật.

Nghiên cứu giao quyền, trách nhiệm cho Công an xã để chống bạo lực gia đình - Ảnh 5.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu kết luận Phiên họp.

Tuy nhiên, còn nhiều ý kiến về phạm vi điều chỉnh, giải thích từ ngữ, định nghĩa, nội hàm câu từ, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ với các luật khác hiện hành. Quy định rõ hơn về phát hiện và xử lý để đảm bảo yêu cầu về phòng và chống bạo lực gia đình; về hành vi bạo lực đối với người đã ly hôn; việc quyết định các biện pháp khẩn cấp kịp thời, tin báo tố giác; nhiệm vụ của công an xã; quy định về hình thức thông tin, giáo dục; về kỹ thuật, nguyên tắc và văn phong của Luật.

Đặc biệt, ý kiến toàn diện, sâu sắc của Chủ tịch Quốc hội, việc sửa đổi Luật phòng, chống bạo lực gia đình khẳng định sự quan tâm rất lớn của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đối với những vấn đề phát sinh từ thực tiễn; đồng thời yêu cầu cần đánh giá tác động, tính khả thi; nhận diện đầy đủ hơn các hành vi, đối tượng bạo lực gia đình; yêu cầu rà soát, làm rõ hơn 3 nhóm vấn đề, trong đó có vấn đề khuyến khích xã hội hóa; làm sâu sắc hơn việc đảm bảo nguyên tắc quyền con người, quyền công dân; quy định về vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội.

Xem thêm video đang được quan tâm:

WHO nỗ lực thống kê tổng số ca tử vong thực tế vì COVID-19 trên thế giới.


Lê Bảo
Ý kiến của bạn