Hà Nội

Nghiên cứu đầu tiên về hội chứng viêm hiếm gặp ở trẻ sau nhiễm SARS-CoV-2

22-08-2021 19:10 | Y học 360
google news

SKĐS - Các nhà nghiên cứu từ Hệ thống Y tế Mount Sinai (New York, Mỹ) vừa báo cáo kết quả nghiên cứu toàn bộ bộ gen đầu tiên để điều tra nguyên nhân của một hội chứng viêm hiếm gặp nhưng nghiêm trọng ở trẻ em sau khi nhiễm SARS-CoV-2.

Nghiên cứu đầu tiên về hội chứng viêm hiếm gặp ở trẻ em sau nhiễm COVID.

Hội chứng viêm đa hệ liên quan đến trẻ em mắc COVID-19

Trong một nghiên cứu được công bố mới đây, các nhà khoa học đã giải trình tự RNA trong mẫu máu của những người mắc hội chứng viêm đa hệ ở trẻ em (gọi là MIS-C) và những người tham gia không mắc bệnh này.

Trình tự RNA của các mẫu máu cho thấy một số tế bào nhất định của hệ thống miễn dịch ở mức thấp hơn ở những trẻ phát triển hội chứng viêm đa hệ sau khi nhiễm SARS-CoV-2.

Kết quả chỉ ra rằng mức độ thấp hơn của các loại tế bào tiêu diệt tự nhiên (NK) cụ thể và "tế bào T gây độc tế bào cạn kiệt" có thể là chìa khóa của MIS-C. Tế bào NK có nhiệm vụ tấn công và tiêu diệt các tế bào virus.

Việc để các tế bào T gây độc tế bào này tiếp xúc với mầm bệnh trong một thời gian dài khiến chúng trở nên "kiệt sức". Ở trạng thái này, chúng kém hiệu quả hơn trong việc tiêu diệt mầm bệnh và không còn khả năng sinh sôi.

TS. Noam D Beckmann, một trong những tác giả của nghiên cứu, cho biết: "Các nghiên cứu tiếp theo có thể xác định các mục tiêu thuốc có thể ngăn COVID-19 tiến triển thành MIS-C".

Nghiên cứu đầu tiên về hội chứng viêm hiếm gặp ở trẻ em sau nhiễm COVID-19 - ảnh 1

Nghiên cứu mới giúp khám phá các cơ chế liên quan đến hội chứng viêm đa hệ ở trẻ em sau khi nhiễm SARS-CoV-2.

MIS-C - hội chứng hiếm gặp sau nhiễm SARS - CoV-2

MIS-C còn được gọi là hội chứng viêm đa hệ ở trẻ em (PIMS), ban đầu được đặt tên là bệnh giống Kawasaki. Đây là một tình trạng tuy hiếm gặp nhưng nguy hiểm, ảnh hưởng đến ước tính 11,4/100.000 người dưới 20 tuổi. Tính riêng tại Mỹ, đến tháng 6/2021 đã có 4.404 trường hợp trẻ em gặp hội chứng MIS-C sau nhiễm SARS - Co V-2.

MIS-C liên quan đến đau, sốt và viêm ở các bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm tim, phổi, não, mắt, da và các cơ quan tiêu hóa.

Mặc dù các nhà khoa học đã gợi ý rằng hội chứng này có khả năng là một tình trạng tự miễn dịch, nhưng họ không hiểu các cơ chế chính xác liên quan.

Cơ chế tiêu diệt tế bào T tự nhiên sau nhiễm SARS-CoV-2

Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra sự giảm sản xuất, hoặc giảm điều hòa, của cả tế bào NK và tế bào T kiệt quệ ở những bệnh nhi bị MIS-C sau khi bị nhiễm SARS-CoV-2.

Cụ thể, họ ghi nhận tác động của một tập hợp con các tế bào T được gọi là tế bào T gây độc tế bào, hoặc tế bào T CD8 +. Những tế bào này đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chống lại các tác nhân gây bệnh, bao gồm cả virus.

Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu sâu hơn về cơ chế và phát hiện ra rằng tế bào NK và tế bào T CD8 + điều hòa lẫn nhau. Họ chỉ ra rằng sự suy giảm của các tế bào NK làm gián đoạn sự cạn kiệt của tế bào T CD8 +. 

Sự gián đoạn trong tình trạng cạn kiệt tế bào T CD8 có thể dẫn đến bệnh lý miễn dịch tế bào T nghiêm trọng và thậm chí gây tử vong sau khi nhiễm virus, trong khi sự hiện diện của nó có thể cải thiện các triệu chứng viêm nhiễm.

TS. Beckmann cho biết: "Phát hiện của chúng tôi mở ra con đường mới cho sự hiểu biết về các cơ chế liên quan đến MIS-C, cũng như các mục tiêu mới để phát triển thuốc và dấu ấn sinh học".

Nghiên cứu này đặc biệt tìm cách xác định nguyên nhân phân tử cơ bản của MIS-C. Bằng cách hiểu được nguyên nhân của trạng thái "viêm quá phát" của MIS-C ở mức độ cơ sở di truyền của nó, các chất điều hòa di truyền của rối loạn chức năng miễn dịch có thể trở thành mục tiêu điều trị. 

Phát hiện này có thể cung cấp cho các nhà khoa học một con đường mới để điều trị hội chứng viêm đa hệ ở trẻ em (MIS-C), một căn bệnh chính liên quan đến đại dịch đang diễn ra .

Xem thêm video đang được quan tâm

Phút cân não ở Trung tâm Hồi sức COVID-19 Bệnh viện Việt Đức tại TP. Hồ Chí Minh.


Thiên Châu (Theo Medicalnewstoday)
Ý kiến của bạn