Nghiên cứu của CDC: Gần 60% người Mỹ có kháng thể do mắc COVID-19

27-04-2022 18:45 | Quốc tế
google news

SKĐS - Gần 60% người lớn và 75% trẻ em ở Mỹ có kháng thể do đã từng mắc COVID-19, theo dữ liệu mới do CDC Mỹ công bố.

42 gene mới làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer42 gene mới làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

SKĐS - Trong nghiên cứu lớn nhất về bệnh Alzheimer cho tới nay, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những gene mới có liên quan tới con đường hình thành, tiến triển của căn bệnh mất trí nhớ. Ngoài ra, rối loạn chức năng tế bào miễn dịch microglia ở não - loại tế bào đào thải độc tố cũng là nguyên nhân tiến triển bệnh Alzheimer.

Thông tin trên do Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Mỹ đưa ra qua thu thập mẫu máu gửi tới từ các phòng thí nghiệm trên toàn nước Mỹ.

Vào đầu tháng 12/2021, ước tính 34% người Mỹ qua xét nghiệm có kháng thể cho biết,  ít nhất 1 lần bị nhiễm COVID-19. Vào cuối tháng 2 năm nay, sau khi các ca mắc tăng đột biến do sự lây lan của biến thể Omicron, con số đó đã tăng lên 58%.

"Tỷ lệ tăng cao nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên", TS. Kristie Clarke, bác sĩ nhi khoa dẫn đầu nghiên cứu CDC cho biết.

Vào tháng 2 năm nay, khoảng 75%, nghĩa là cứ 4 trẻ em dưới 18 tuổi ở Mỹ thì 3 trẻ em đã có kháng thể ngừa COVID-19.

Nghiên cứu CDC: Gần 60% người Mỹ có kháng thể do mắc COVID-19 - Ảnh 2.

Qua xét nghiệm kháng thể ngẫu nhiên trong máu, gần 60% người lớn và 75% trẻ em ở Mỹ có kháng thể do từng mắc COVID-19

Tỷ lệ tăng thấp nhất là ở người 65 tuổi trở lên. CDC ước tính khoảng 33% người lớn tuổi đã bị nhiễm COVID-19.

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ điều này mang ý nghĩa thế nào trong việc ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19 trong tương lai ở góc độ cá nhân hay cộng đồng.

"Chúng ta vẫn chưa biết miễn dịch do mắc COVID-19 kéo dài trong bao lâu.", TS. Kristie Clarke nói. Chuyên gia này cũng cho biết không rõ người có kháng thể do mắc COVID-19 có tiếp tục được bảo vệ do từng nhiễm hay không.

Vì lý do đó, CDC cho biết, điều quan trọng là tất cả người dân Mỹ cần cập nhật tình trạng tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19, nên cân nhắc liều tiêm khuyến cáo và liều tiêm phòng bổ sung nếu cần thiết.

Tuy nhiên, TS. Clarke cho rằng, người đã bị nhiễm COVID-19 trong vòng 3 tháng có thể chờ đợi để được tiêm liều tăng cường thứ 2 (tức liều 4 vaccine ngừa COVID-19).

CDC khuyến cáo người dân không nên đi xét nghiệm kháng thể ngừa COVID-19 trong máu. "Xét nghiệm kháng thể ngừa COVID-19 trong máu không khuyến khích ở cấp độ cá nhân. " , TS. Clarke cho biết. Bà cho rằng nồng độ kháng thể không làm thay đổi khuyến cáo phòng dịch, như đi tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 hay các biện pháp phòng ngừa.

Nghiên cứu này ra đời ở thời điểm các biến thể mới dễ lây lan hơn như Omicron 'tàng hình' BA.2 và biến thể phụ mới của Omicron 'tàng hình' BA.2.12.1 đang chiếm chủ đạo ở Mỹ và khiến số ca mắc cũng như số ca nhập viện  tăng lên.

TS.Rochelle Walensky - Giám đốc CDC cho biết CDC đang chú ý theo dõi chặt chẽ các ca nhiễm COVID-19 ở miền đông bắc nước Mỹ.

"Một số nơi trên nước Mỹ, đặc biệt ở vùng đông bắc đang chứng kiến số ca mắc COVID-19 tăng lên và theo đó số ca nhập viện cũng tăng theo."

Bà Walensky cho biết, số ca mắc đã không tăng nhiều như thời kỳ đầu đại dịch, có thể do nhờ vaccine nên phần lớn cộng đồng đã được bảo vệ, tuy nhiên vẫn cần phải theo dõi tình hình chặt chẽ.

Căn bệnh bí ẩn trong quá khứ hé lộ kết thúc của đại dịch COVID-19


Nguyễn Vân
(theo CNN)
Ý kiến của bạn