Nghiên cứu các giải pháp công nghệ thực hiện lộ trình phát thải ròng bằng 0

12-12-2024 13:21 | Thời sự
google news

SKĐS - Các nhà khoa học cùng tìm giải pháp, công nghệ thiết thực, có bước tiến rõ rệt trong hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo, sớm hoàn thành mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam.

Vận hành tín chỉ carbon, doanh nghiệp đua giảm phát thải, người trồng rừng hưởng lợiVận hành tín chỉ carbon, doanh nghiệp đua giảm phát thải, người trồng rừng hưởng lợi

SKĐS - Doanh nghiệp phát thải nhiều phải trả tiền nhiều để mua chứng chỉ carbon. Người trồng rừng, giữ rừng sở hữu chứng chỉ carbon tương đương với diện tích và chất lượng rừng, dùng chứng chỉ này bán cho doanh nghiệp.

Ngày 12/12, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ công bố và Hội thảo khoa học Nghiên cứu KH&CN phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam thuộc Chương trình KC.16/24-30 (Chương trình KH&CN Net Zero). 

Nghiên cứu các giải pháp công nghệ thực hiện lộ trình phát thải ròng bằng 0- Ảnh 2.

Lễ công bố Chương trình KH&CN Net Zero.

Ông Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, chương trình này sẽ song hành cùng với các Chương trình KH&CN quốc gia khác đã và đang thực hiện để chung tay thúc đẩy các giải pháp KH&CN, đặc biệt là hướng tới công nghệ xanh, công nghệ giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của LHQ năm 2021 (COP26).

Chương trình KH&CN NetZero sẽ là nền tảng, cơ sở để tạo ra các giải pháp đột phá trong công nghệ thu giữ, lưu trữ các-bon, giảm phát thải khí nhà kính, hướng đến nền kinh tế xanh, kinh tế tuần, nâng cao và cải thiện chất lượng môi trường sống của Việt Nam; thúc đẩy phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo, tạo việc làm trong ngành công nghệ xanh, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững tại Việt Nam.

"Mặc dù mục tiêu của Chương trình là khá rộng, cũng như việc yêu cầu cần phải tìm ra các giải pháp công nghệ mới, công nghệ xanh là một nhiệm vụ rất khó, chúng ta sẽ tìm ra được các kết quả, giải pháp khoa học, công nghệ thiết thực, có bước tiến rõ rệt trong hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo, sớm hoàn thành mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam", Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nói.

Ba mục tiêu chính của Chương trình KH&CN Net Zero đã được xác định gồm:

Cung cấp luận cứ, cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn, giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước liên quan với mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam;

Cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất các mô hình và các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội xanh, tuần hoàn, phát thải các-bon thấp, phát triển nguồn nhân lực nhằm mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam;

Nghiên cứu, ứng dụng, giải mã, đổi mới và chuyển giao công nghệ, các giải pháp quản lý và kỹ thuật, khoa học công nghệ tiên tiến trong các ngành, lĩnh vực, góp phần quản lý, kiểm kê phục vụ giảm phát thải khí nhà kính; góp phần phát triển công nghệ xanh, sạch, tuần hoàn; góp phần giảm tiêu thụ, chuyển dịch và chuyển đổi năng lượng; góp phần nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thu hồi, tận dụng và lưu trữ các-bon.

Bộ KH&CN kêu gọi cộng đồng Doanh nghiệp, các tổ chức KH&CN, các nhà khoa học, chuyên gia công nghệ đề xuất các các nhiệm vụ KH&CN trong khuôn khổ Chương trình KH&CN Net Zero gửi về Bộ KH&CN trước ngày 10/01/2025 (Đợt 1) để triển khai ngay các Nhiệm vụ KH&CN ngay trong năm 2025.

Việt Nam quyết tâm với cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào 2050Việt Nam quyết tâm với cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào 2050

Thủ tướng khẳng định với sự đồng hành, hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, Việt Nam phấn đấu giảm nhanh lượng phát thải khí nhà kính đến 43,5% vào năm 2030 và đạt tỷ lệ năng lượng tái tạo hơn 70% vào 2050.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Sáng 11/12: Thấy bạn gái đi chơi với trai lạ, gã đàn ông ghen tuông cầm dao đâm gục “tình địch”


Tô Hội
Ý kiến của bạn