Hà Nội

Nghiên cứu, bổ sung chính sách hỗ trợ, chăm sóc, phát triển toàn diện trẻ em đến 8 tuổi

03-01-2024 19:33 | Xã hội
google news

SKĐS - Chiều 3/1, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức Tọa đàm tham vấn xây dựng, hoàn thiện thể chế chính sách về thanh niên, trẻ em qua 40 năm đổi mới.

Tại tọa đàm, các đại biểu đã lắng nghe những đóng góp tâm huyết của các chuyên gia, nhà nghiên cứu nhằm xây dựng, hoàn thiện thể chế chính sách về thanh niên, trẻ em qua 40 năm đổi mới.

Tại dự thảo báo cáo chuyên đề "Xây dựng, hoàn thiện thể chế, ban hành các chính sách để phát triển trẻ em qua 40 năm đổi mới ở Việt Nam" đưa ra các đề xuất, kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách cho phát triển trẻ em.

Cụ thể, về kiến nghị định hướng quan điểm, mục tiêu đường lối chính sách của Đảng nêu rõ, tăng số lượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc, bảo vệ; kiểm soát và giảm số lượng trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị tai nạn, thương tích, trẻ em suy dinh dưỡng.

Nghiên cứu, bổ sung chính sách hỗ trợ, chăm sóc, phát triển toàn diện trẻ em đến 8 tuổi- Ảnh 1.

Tọa đàm được chủ trì bởi Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội Tạ Văn Hạ.

Bảo đảm việc hỗ trợ, can thiệp kịp thời đối với trẻ em có nguy cơ bị xâm hại và trẻ em bị xâm hại; bảo đảm tính mạng và sức khỏe của trẻ em trong biển đổi khí hậu, thiên tai và các tình trạng khẩn cấp khác. Tiếp tục rà soát, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật nhằm bảo đảm thực hiện quyền trẻ em.

Đối với việc hoàn thiện pháp luật, chính sách bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và giải quyết các vấn đề về trẻ em nhấn mạnh, tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Bảo đảm đánh giá tác động đến trẻ em và ưu tiên lồng ghép các vấn đề trẻ em trong quá trình xây dựng pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển KT-XH. Thực hiện việc thẩm tra độc lập về vấn đề trẻ em trong các dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết trình Quốc hội, UBTVQH.

Nghiên cứu, bổ sung chính sách hỗ trợ, chăm sóc, phát triển toàn diện trẻ em đến 8 tuổi, đặc biệt giai đoạn 36 tháng tuổi. Hoàn thiện pháp luật, chính sách về bảo vệ trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em, tư pháp thân thiện với trẻ em và người chưa thành niên…

Nghiên cứu, bổ sung chính sách hỗ trợ, chăm sóc, phát triển toàn diện trẻ em đến 8 tuổi- Ảnh 2.

Nghiên cứu, bổ sung chính sách hỗ trợ, chăm sóc, phát triển toàn diện trẻ em đến 8 tuổi, đặc biệt giai đoạn 36 tháng tuổi.

Bên cạnh đó cần phát triển hệ thống dịch vụ đáp ứng thực hiện quyền trẻ em như: Củng cố bộ máy quản lý nhà nước, hệ thống an sinh xã hội và cung cấp dịch vụ xã hội các cấp về trẻ em theo hướng tỉnh gọn, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả. Đào tạo, phát triển đội ngũ nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp và kiêm nhiệm, đội ngũ cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục, tư pháp, bảo vệ trẻ em và các dịch vụ an sinh xã hội khác.

Tăng cường truyền thông, giáo dục kiến thức, kỹ năng thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em; vận động xã hội thực hiện các mục tiêu về trẻ em và giải quyết các vấn đề về trẻ em; Theo dõi, kiểm tra; hướng dẫn thống kê việc thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em. Trong đó, tăng cường kiểm tra, thanh tra việc bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và giải quyết các vấn đề về trẻ em. Kiên quyết xử lý các hành vi xâm hại, bạo lực, lôi kéo, buôn bán, gây nguy hại đến trẻ em.

Đẩy mạnh xã hội hóa, cung cấp dịch vụ, tăng cường đầu tư, huy động nguồn lực và thúc đẩy hợp tác quốc tế trong công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; Tăng cường vai trò, trách nhiệm của MTTQ Việt Nam, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, thúc đẩy sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.

Cuối cùng là tăng cường giám sát thực hiện quyền trẻ em. Cụ thể, tăng cường công tác giám sát đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến trẻ em, việc thực hiện lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu thực hiện quyền trẻ em, qua đó phát hiện những khoảng trống, những bất cập, khó khăn, vướng mắc trong quy định pháp luật, trong quá trình thực thi, từ đó kiến nghị cơ quan có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi kịp thời nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện các quy định pháp luật liên quan đến trẻ em.

Chú trọng việc xem xét, đánh giá những vấn đề liên quan đến trẻ em, đặc biệt là vấn đề phát triển toàn diện trẻ em, bảo vệ và chăm sóc trẻ em trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH theo quy định của Luật Trẻ em.

Chính phủ phê duyệt Chương trình chăm sóc sức khỏe trẻ em mồ côiChính phủ phê duyệt Chương trình chăm sóc sức khỏe trẻ em mồ côi

SKĐS - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định phê duyệt Chương trình Chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi giai đoạn 2023-2030.


Lê Bảo
Ý kiến của bạn