Hà Nội

Nghịch lý nhà vệ sinh công cộng ở thủ đô 'cửa đóng, then cài'

28-06-2022 18:14 | Xã hội
google news

SKĐS - Không ít người dân bức xúc khi nhiều nhà vệ sinh công cộng ngay tại thủ đô Hà Nội lại không thể sử dụng vì “cửa đóng, then cài”…

Vào năm 2017, TP Hà Nội triển khai xây dựng dự án 1.000 nhà vệ sinh công cộng theo hình thức xã hội hóa nhằm phục vụ nhu cầu người dân, đảm bảo mỹ quan đô thị. Thế nhưng sau nửa thập kỷ, số lượng nhà vệ sinh công cộng do Công ty cổ phần Thương mại và Truyền thông Vinasing (chủ đầu tư) xây dựng mới nhỏ giọt, những công trình khác đã đưa vào sử dụng thì bắt đầu xuống cấp, hư hỏng hoặc "cửa đóng then cài".

Theo ghi nhận của PV Báo Sức khỏe & Đời sống trong nhiều ngày cuối tháng 6/2022, hệ thống nhà vệ sinh công cộng ở Hà Nội tại những khu vực như công viên, khu vui chơi, giải trí hay các địa điểm phương tiện công cộng dừng đỗ, đón trả khách thường xuyên... đa phần chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân.

Cụ thể, hàng chục nhà vệ sinh công cộng ở các quận nội thành, khu vực trung tâm Hà Nội được gắn mác dịch vụ công cộng, phục vụ miễn phí đều khóa trái cửa từ bên ngoài. Điều này khiến nhiều người dù muốn cũng không thể sử dụng.

Nghịch lý nhà vệ sinh công cộng ở thủ đô “cửa đóng, then cài” - Ảnh 1.

Nghịch lý nhà vệ sinh công cộng ở thủ đô “cửa đóng, then cài” - Ảnh 2.

Nghịch lý nhà vệ sinh công cộng ở thủ đô “cửa đóng, then cài” - Ảnh 3.

Nghịch lý nhà vệ sinh công cộng ở thủ đô “cửa đóng, then cài” - Ảnh 4.

Nhiều nhà vệ sinh công cộng ở Hà Nội liên tục khóa cửa, người dân bức xúc vì không thể sử dụng.

Điển hình như cạnh vườn Bách Thảo Hà Nội, một trong những khu vực vui chơi, giải trí nổi tiếng tại thủ đô nhưng nhà vệ sinh công cộng tại đường Hoàng Hoa Thám (thuộc quận Ba Đình) thường xuyên khóa kín cửa, người dân không thể sử dụng.

Tại khu vực bến xe Mỹ Đình, PV cũng ghi nhận tình trạng nhà vệ sinh công cộng có nhưng không thể sử dụng. Điều đáng nói, do cửa đóng then cài một thời gian dài khiến nên nơi đây trở thành địa điểm dừng đỗ, đón trả khách tự do của các xe limousine, xe khách và là điểm tập kết, nghỉ chân của các tài xế xe ôm.

Cùng chung cảnh ngộ, những nhà vệ sinh công cộng dọc tuyến đường Trần Nhật Duật; đường Trần Quang Khải, đường Trần Khánh Dư... tình trạng nhà vệ sinh do bị khóa kín, không thể sử dụng dẫn đến nhiều phương tiện đã dừng đỗ, vây kín những nhà vệ sinh này.

Nghịch lý nhà vệ sinh công cộng ở thủ đô “cửa đóng, then cài” - Ảnh 5.

Nghịch lý nhà vệ sinh công cộng ở thủ đô “cửa đóng, then cài” - Ảnh 6.

Lều bạt, bốt trông giữ xe được dựng lên ngay sát nhà vệ sinh công cộng khiến lối vào bị che khuất, ảnh hướng tới khả năng tiếp cận nhà vệ sinh của người dân.

Nghịch lý nhà vệ sinh công cộng ở thủ đô “cửa đóng, then cài” - Ảnh 7.

Các phương tiện ngang nhiên dừng đỗ, chèo kéo khách xung quanh lối vào nhà vệ sinh công cộng. Nhiều cò mồi xe khách cũng xuất hiện tại đây khiến người dân không dám sử dụng nhà vệ sinh tại khu vực này.

Nghịch lý nhà vệ sinh công cộng ở thủ đô “cửa đóng, then cài” - Ảnh 8.

Nghịch lý nhà vệ sinh công cộng ở thủ đô “cửa đóng, then cài” - Ảnh 9.

Nhiều nhà vệ sinh công cộng bị quây kín bởi các phương tiện dừng đỗ hoặc lối vào đã bị chặn do đồ đạc, phương tiện cá nhân để tự do.

Đáng chú ý, nhà vệ sinh công cộng trên đường Trần Quang Khải (quận Hoàn Kiếm), đối diện chùa Phúc Long mặc dù mở cửa nhưng gần như bị chiếm dụng thành không gian riêng để tập kết đồ. Nhà vệ sinh này có vị trí nằm sát một bốt trông giữ xe của bảo vệ khiến người dân tại khu vực này cũng ngại sử dụng.

Thậm chí, có những nhà vệ sinh thông minh (ToiletSmartPublic) mà Công ty cổ phần Thương mại và Truyền thông Vinasing quảng cáo hiện đại nhất, xây dựng tại ngã ba Tràng Tiền - Trần Quang Khải - Trần Khánh Dư (gần khu vực vườn hoa Bác Cổ, vườn hoa Cổ Tân và Bảo tàng lịch sử quốc gia) cũng thường xuyên khóa cửa. Nhiều người dân có nhu cầu đi vệ sinh hay muốn trải nghiệm những tính năng tuyệt vời như quảng cáo cũng đành bất lực.

Nghịch lý nhà vệ sinh công cộng ở thủ đô “cửa đóng, then cài” - Ảnh 10.

Mẫu ToiletSmartPublic có thiết kế theo tiêu chuẩn nhà vệ sinh ASEAN và được ứng dụng các công nghệ tự động hóa (Tự động đóng, mở, xả và ruwat bồn cầu) nhưng thực tế “cửa đóng, then cài”.

Nghịch lý nhà vệ sinh công cộng ở thủ đô “cửa đóng, then cài” - Ảnh 11.

Nghịch lý nhà vệ sinh công cộng ở thủ đô “cửa đóng, then cài” - Ảnh 12.

Nhiều nhà vệ sinh công cộng vẫn sừng sững dù không được sử dụng trong một thời gian dài (trong ảnh là nhà vệ sinh tại khu vực KTX Mỹ Đình và hồ Xã Đàn).

Nghịch lý nhà vệ sinh công cộng ở thủ đô “cửa đóng, then cài” - Ảnh 13.

Đã quá lâu không được để ý đến khiến nhà vệ sinh công cộng khu vực vườn Bách Thảo Hà Nội bị vẽ bậy lên chi chít.

Tại các khu vực người dân thường xuyên sử dụng làm không gian tập thể dục, đi bộ, chạy bộ thì nhu cầu sử dụng nhà vệ sinh công cộng là rất lớn. Điển hình tại tuyến phố Hồ Đắc Di, tuyến phố Đặng Văn Ngữ (2 tuyến phố bao quanh hồ Xã Đàn, quận Đống Đa) ghi nhận lượng người tập thể dục buổi sáng, chiều rất đông nhưng nhà vệ sinh công cộng tại đây vẫn đóng kín, "từ chối" phục vụ người dân.

Nhiều người dân bức xúc cho biết: "Nếu nhà vệ sinh không thể sử dụng, có thể phá bỏ để trả lại không gian bờ hồ. Để một công trình bỏ hoang ở đây thật sự gây ảnh hưởng xấu tới mỹ quan đô thị".

Nghịch lý nhà vệ sinh công cộng ở thủ đô “cửa đóng, then cài” - Ảnh 14.

Nghịch lý nhà vệ sinh công cộng ở thủ đô “cửa đóng, then cài” - Ảnh 15.

Nghịch lý nhà vệ sinh công cộng ở thủ đô “cửa đóng, then cài” - Ảnh 16.

Tình trạng xuống cấp, bong tróc lớp sơn bên ngoài, hoen rỉ cục bộ xảy ra một số nhà vệ sinh.

Một số nhà vệ sinh công cộng mặc dù mở cửa nhưng người dân rất khó tiếp cận để sử dụng. Điển hình là hệ thống nhà vệ sinh dọc tuyến đường Láng. Mặc dù mở cửa phục vụ người dân nhưng những nhà vệ sinh này lại được lắp đặt ở phía gần sông Tô Lịch, người dân nếu muốn sử dụng phải băng qua 6 làn đường và 1 dải phân cách cứng.

Trong khi đó, nếu điều khiển xe máy, ô tô thì người dân không thể dừng xe để sử dụng nhà vệ sinh do sẽ ảnh hưởng phần nào tới khả năng lưu thông của các phương tiện khác. Điều này khiến nhà vệ sinh công cộng trên tuyến đường Láng "mở cửa như không".

Trao đổi với PV Báo Sức khỏe & Đời sống, ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cho rằng: "Nhà vệ sinh công cộng, đề biển phục vụ miễn phí mà khóa kín cửa, không thể sử dụng thì lắp đặt để làm gì?. Những nhà quản lý cần phải nhanh chóng có phương án để giải quyết vấn đề này, không thể để các công trình công cộng bỏ hoang, vô giá trị giữa lòng thủ đô".

Báo Sức khỏe & Đời sống sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.


Thành Long
Ý kiến của bạn