Nghị viện Đức bỏ phiếu về sứ mệnh quân sự chống ISIS

04-12-2015 15:28 | Quốc tế
google news

SKĐS - Nghị viện Đức bỏ phiếu liệu quốc gia này nên cung cấp hỗ trợ quân sự trong cuộc chiến chống lại các chiến binh Nhà nước Hồi giáo (ISIS) ở Syria hay không.

Có vẻ như các nghị sỹ sẽ ủng hộ kế hoạch gây tranh cãi này, một phóng viên BBC ở Berlin đưa tin.

Máy bay trinh sát Tornado, chiến hạm hạng nhì hải quân và 1200 lính sẽ được gửi đến khu vực. Nhưng lực lượng Đức sẽ không tham gia chiến đấu.

German frigate Sachsen (file pic)

Chiến hạm hạng nhì Sachsen của Đức dự kiến sẽ được gửi đến để hỗ trợ tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp

Cuộc bỏ phiếu diễn ra sau lời kêu gọi của nước Pháp kể từ chuỗi các vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở Paris tháng trước.

Vào hôm qua, các máy bay chiến đấu của Anh đã tiến hành các đợt không kích đầu tiên vào các mục tiêu ISIS ở Syria sau khi nghị viện Anh cho phép tiến hành chiến dịch quân sự.

German Tornado jet (file pic)

Chiến đấu cơ Tornado của Đức sẽ được sử dụng vì mục đích trinh sát trong một phần sứ mệnh

Các nghị sỹ Đức dự kiến sẽ phê chuẩn đề xuất này ngày 4.12 theo giờ địa phương, mặc dầu có nhiều nghị sỹ thừa nhận họ cũng cảm thấy rất do dự. Một số nhà làm luật đã bày tỏ lo ngại về sự leo thang của sứ mệnh quân sự.

Tuy nhiên, các bộ trưởng lo ngại giờ đây Đức là một mục tiêu của ISIS, vì vậy họ muốn bày tỏ tình đoàn kết với Pháp. "Cách đây 2 năm, tôi sẽ không thể tưởng tượng ra là loại hình leo thang quân sự nào mà chúng tôi tham gia.", Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen tuyên bố vào đầu tuần này.

Nếu được phê chuẩn, đây sẽ trở thành chiến dịch quân sự lớn nhất hiện nay ở nước ngoài của Đức. Sứ mệnh này ban đầu sẽ kéo dài 1 năm và tốn kém khoảng 134 triệu euro (tương đương 146 triệu USD).

Nó sẽ bao gồm các máy bay do thám Tornado, máy bay tiếp nhiên liệu và chiến hạm hạng nhì Sachsen để hỗ trợ tàu sân bay Charles de Gaulle ở đông Địa Trung Hải.

Hiệp hội vũ trang Đức đã cảnh báo về việc tham gia vào một cuộc xung đột mà không có các mục tiêu được định nghĩa rõ ràng. "Tôi đã nghiên cứu cơ bản rằng cuộc chiến này, nếu diễn ra ở mức nghiêm trọng sẽ phải tiếp diễn đến 10 năm.", chủ tịch hiệp hội Andre Wuestner phát biểu trên truyền hình Đức đầu tuần này.

Chủ tịch Đảng Xanh Simone Peter đã bày tỏ quan ngại về cơ sở pháp lý cho một sứ mệnh không hề có một Nghị quyết LHQ nào.

Cho đến nay, sứ mệnh quân sự nước ngoài lớn nhất mà Đức từng tham chiến là ở Afghanistan, nhưng dần dần Đức rút quân chỉ còn đưa đến 1000 lính. Tuần trước, Đức đồng ý gửi 650 lính tới Mali, để gia nhập quân đội 1500 lính của Pháp triển khai để tiêu diệt các chiến binh ISIS.

Khoảng 700 lính Đức cũng gia nhập chiến dịch K-For do NATO dẫn đầu để bình ổn Kosovo.


NV
Ý kiến của bạn