Hà Nội

Nghị quyết 68 đã hỗ trợ gần 36,5 triệu người lao động

26-12-2022 18:07 | Thời sự
google news

SKĐS - Theo số liệu của Bộ LĐ-TB&XH, sau hơn 01 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP, cả nước đã hỗ trợ cho 36.434.593 người lao động, người dân, 394.440 đơn vị sử dụng lao động và 508.127 hộ kinh doanh với tổng số tiền là 45.665,263 tỷ đồng.

Thưởng Tết 2023: Nơi tăng cao, nơi giảm sâuThưởng Tết 2023: Nơi tăng cao, nơi giảm sâu

SKĐS - Chỉ còn một tuần nữa là kết thúc năm 2022 và hơn 3 tuần nữa là người lao động trên cả nước bước vào kỳ nghỉ Tết để đón Xuân mới. Các địa phương đã công bố báo cáo thưởng Tết 2023, nhiều nơi, doanh nghiệp vẫn cố gắng tăng thưởng Tết cho người lao động, song vẫn có địa phương thưởng Tết sụt giảm.

Theo số liệu của Bộ LĐ-TB&XH, sau hơn 01 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP, cả nước đã hỗ trợ cho 36.434.593 người lao động, người dân, 394.440 đơn vị sử dụng lao động và 508.127 hộ kinh doanh với tổng số tiền là 45.665,263 tỷ đồng.

Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do COVID-19 do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức ngày 26/12 tại Hà Nội.

Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH, Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 với 12 chính sách, tập trung vào 2 nhóm đối tượng là người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng sâu bởi đại dịch COVID-19, chủ yếu là công nhân và người lao động trực tiếp.

Nghị quyết 68 hỗ trợ cho gần 36,5 triệu người lao động với trên 45.600 tỷ đồng - Ảnh 2.

Chi trả tiền hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Ảnh minh họa

Nghị quyết số 68/NQ-CP triển khai với 4 nguyên tắc cơ bản: hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, công khai minh bạch; thiết kế chính sách minh bạch, đơn giản, dễ tiếp cận nhất, thủ tục hành chính giảm tới 2/3 so với Nghị quyết 42/NQ-CP; đảm bảo chính sách có tính khả thi và mỗi đối tượng chỉ thụ hưởng một chính sách.

Ông Nguyễn Huy Hưng, Cục trưởng cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, trong công tác chỉ đạo, điều hành triển khai tổ chức thực hiện chính sách, Bộ LĐ-TB&XH đã chủ động thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận, giải đáp các nội dung chính sách, lập 6 số điện thoại để hướng dẫn, hỗ trợ, tiếp nhận gần 25.000 cuộc gọi đề nghị giải đáp của người dân, người lao động và người sử dụng lao động (trung  bình 1.200 cuộc gọi/ngày, có ngày cao điểm lên đến 1.500 cuộc gọi/ngày) đồng thời cung cấp đường dây nóng để tiếp nhận các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo.

Bộ LĐ-TB&XH đã thiết lập chuyên mục hỏi - đáp về chính sách hỗ trợ, hồ sơ thủ tục trên cổng thông tin điện tử của bộ, trong đó tập trung vào các nhóm chính sách hỗ trợ có nhiều thắc mắc để người dân, người lao động, người sử dụng lao động biết trong triển khai thực hiện.

Trong quá trình thực hiện chính sách, các cơ quan đã mở các kênh tiếp nhận hồ sơ trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia, Cổng dịch vụ công ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam để kịp thời giải quyết chế độ, chính sách cho người lao động, người sử dụng lao động phù hợp với bối cảnh dịch bệnh.

Nghị quyết 68 hỗ trợ cho gần 36,5 triệu người lao động với trên 45.600 tỷ đồng - Ảnh 3.

Theo ông Nguyễn Huy Hưng, công tác kiểm tra, giám sát được chú trọng ngay từ khâu xây dựng chính sách. Cụ thể, tại Nghị quyết số 68/NQ-CP, Chính phủ giao Bộ LĐ-TB&XH chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết và đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội cùng vào cuộc giám sát.

Quá trình triển khai, Bộ LĐ-TB&XH đã phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội thành lập 12 đoàn kiểm tra, giám sát tại 27 tỉnh, thành phố nắm tình hình, giải đáp các vướng mắc, hướng dẫn, tháo gỡ cho các địa phương và tiến hành kiểm tra, giám sát tại 9 tỉnh: Đắk Lắk, Hậu Giang, Phú Yên, Bắc Giang, Bình Dương, Bắc Ninh, Phú Thọ, Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đã phát hiện có những vướng mắc, thiếu sót trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai, tuy nhiên đều có sự uốn nắn, chấn chỉnh kịp thời, bảo đảm việc thực hiện các chính sách đúng đối tượng, đúng chế độ, đến nay chưa phát hiện có hành vi trục lợi chính sách của các tổ chức và cá nhân.

Đánh giá chung, theo Bộ LĐ-TB&XH, để có được thành công trong xây dựng và triển khai chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP chính là nhờ sự quan tâm sâu sắc, sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt, đúng đắn, kịp thời của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương; sự ủng hộ, đồng tình và tích cực tham gia của người lao động, người sử dụng lao động và người dân; phát huy tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt , tự chịu trách nhiệm, có sự hướng dẫn cụ thể, kịp thời của các Bộ, ngành.

Bên cạnh đó công tác thông tin, tuyên truyền đóng vai trò quan trọng, giúp cho các đối tượng thụ hưởng chính sách và người dân, cơ quan tổ chức triển khai hiểu được chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước, nội dung tư tưởng của từng chính sách, trình tự thủ tục các bước triển khai thực hiện.

Có thể nói, việc ban hành và triển khai Nghị quyết số 68/NQ-CP thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước trong việc chăm lo cho đời sống người dân, người lao động và người sử dụng lao động trước tác động của đại dịch, được người dân, doanh nghiệp, người lao động tích cực ủng hộ thực hiện, qua đó ngày càng tạo được niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong công tác chăm lo, đảm bảo an sinh toàn dân.

Tuổi nghỉ hưu của người lao động thay đổi thế nào từ năm 2023?Tuổi nghỉ hưu của người lao động thay đổi thế nào từ năm 2023?

SKĐS - Vào năm 2023, tuổi nghỉ hưu của người lao động sẽ tăng lên, theo lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu quy định trong Bộ luật Lao động 2019.


ĐV
Ý kiến của bạn