Nghi lễ lên ngôi của Nhật hoàng Naruhito

01-05-2019 12:30 | Quốc tế
google news

SKĐS - Nghi lễ Nhật hoàng Naruhito chính thức lên ngôi diễn ra từ đêm qua và sáng nay. Nhật hoàng nhận bảo vật hoàng gia gồm thanh gươm, viên ngọc và chiếc gương truyền từ đời này sang đời khác. Một kỷ nguyên mới chính thức bắt đầu.

Clip Nghi lễ lên ngôi của Nhật hoàng Naruhito, một thời đại mới chính thức bắt đầu (Nguồn video: Arirang TV)

 

Thái tử Naruhito chính thức lên ngôi Nhật hoàng vào ngày 1.5 trong một nghi lễ thừa hưởng Báu vật Hoàng gia. Một triều đại mới được gọi là Reiwa, nghĩa là trật tự và hòa hợp, đã bắt đầu và sẽ kéo dài trong suốt vương triều của ông. Nhật hoàng mới của đất nước mặt trời mọc Naruhito đã có bài phát biểu khi lên ngôi, bày tỏ hy vọng của ông cho hạnh phúc và hòa bình thế giới.

Nhật hoàng Akihito, người cha 85 tuổi của ông trở thành vị hoàng đế đầu tiên của Nhật Bản thoái vị trong hơn 200 năm qua.

Trong một bài phát biểu tại Cung điện Hoàng gia, Nhật hoàng mới lên ngôi Naruhito cho biết ông cầu chúc "hạnh phúc cho mọi người... sự thịnh vượng cho đất nước và nền hòa bình thế giới". Nhật hoàng Naruhito năm nay 59 tuổi bày tỏ lòng biết ơn đối với Nhật hoàng cha Emeritus Akihito, giọng ông nghẹn ngào đầy xúc động khi kể về sự phụng sự của Nhật hoàng cha Akihito dành cho đất nước Nhật Bản. "Ông đã thực hiện nhiệm vụ tận tâm trong suốt hơn 30 năm", Nhật hoàng Naruhito nói. "Ông đã thể hiện tình thương sâu sắc của mình qua sự hy sinh của mình. Tôi muốn bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn từ tận đáy lòng dành cho cha.

Nghi lễ đón nhận Báu vật Hoàng gia

Thái tử Naruhito chính thức trở thành Nhật hoàng vào lúc nửa đêm ngày 30.4 theo giờ địa phương khi một kỷ nguyên mới bắt đầu tại Nhật Bản. Sau đó, ông tham gia vào một nghi lễ để chính thức lên ngai vàng Chrysanthemum.

 

Nhật hoàng mới lên ngôi Naruhito phát biểu tại Cung điện Hoàng gia

Nhật hoàng mới lên ngôi Naruhito phát biểu tại Cung điện Hoàng gia

 

Nghi lễ Kenji-to-Shokei-no-gi, hay nghi lễ thừa hưởng con dấu và biểu chương của nhà vua bắt đầu vào lúc 10:15 sáng 1.5 theo giờ địa phương (khoảng 8:15 sáng theo giờ Việt Nam). Theo nghi lễ này, các thành viên nữ của hoàng tộc không được phép tham dự nên vắng mặt Hoàng hậu Masako (vợ của Nhật hoàng con Naruhito).

Nhật hoàng Naruhito theo truyền thống nhận hai bảo vật hoàng gia - một thanh gươm và một viên ngọc, được truyền cho các Nhật hoàng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đây là những bảo vật mang biểu tượng về sức mạnh của hoàng gia.

Còn có thêm một bảo vật nữa, đó là một chiếc gương, ba bảo vật này tạo nên Báu vật Hoàng gia, hay còn gọi là Regalia. Tuy nhiên chiếc gương được coi là bảo vật quý giá nhất, phải được giữ ở Ise Grand Shrine in Mie.

Các thành viên nữ trong hoàng gia được phép tham gia phần hai của nghi lễ. Tại đây, Nhật hoàng có bài phát biểu đầu tiên sau khi lên ngôi.

Chúng ta biết gì về Nhật hoàng mới?

Naruhito trở thành vị hoàng đế thứ 126 của Nhật Bản. Ông từng học Trường Đại học Oxford, và lên ngôi Thái tử ở tuổi 28.

Vào năm 1986, ông gặp vợ mình, hiện giờ là Hoàng hậu Masako Owada tại một bữa tiệc trà. Hai người kết hôn vào năm 1993.

Ngày đó, Công nương Masako đã kể lại rằng bà chấp nhận lời cầu hôn của Hoàng tử Naruhito sau khi sau khi ông nói: "Có thể em cảm thấy sợ hãi và lo lắng về việc gia nhập gia đình hoàng tộc. Nhưng tôi sẽ bảo vệ em suốt đời".

 

Thái tử Naruhito và Công nương Masako trong đám cưới hoàng gia năm 1993

Thái tử Naruhito và Công nương Masako trong đám cưới hoàng gia năm 1993

 

Công nương Masako từng mắc chứng stress, từng thừa nhận rằng bà từng cảm thấy "bất an" về việc trở thành Hoàng hậu, nhưng hứa sẽ làm tốt nhất nhiệm vụ của mình vì người dân Nhật Bản.

Hoàng hậu Masako từng theo học tại Havard và Oxford, và từng có một sự nghiệp đầy hứa hẹn là một nhà ngoại giao trước khi kết hôn. Cặp đôi chỉ có duy nhất một người con là Công chúa Aiko, ra đời năm 2001. Tuy nhiên, luật của Nhật Bản hiện nay giới hạn việc phụ nữ được phép thừa kế ngai vàng.

Do đó, em trai của Nhật hoàng Naruhito, Hoàng tử Fumihito sẽ trở thành người kế tiếp thừa kế ngai vàng, theo sau là cháu trai 12 tuổi Hoàng tử Hisahito.

Tại sao Vương triều Nhật Bản lại quan trọng?

Đây là vương triều cha truyền con nối kế tiếp nhau cổ xưa nhất trên thế giới. Huyền thoại bắt nguồn từ năm 600 trước Công nguyên.

Trên thực tế, các vị Nhật hoàng thường được coi như những vị thần. Tuy nhiên, Nhật hoàng Hirohito (ông nội của Naruhito) trong thời kỳ đất nước trải qua chiến tranh đã không thừa nhận tính chất thần thánh vào cuối Chiến tranh Thế giới II, sau khi Nhật Bản bại trận.

 

Lễ thoái vị của Nhật hoàng cha Akihito

Lễ thoái vị của Nhật hoàng cha Akihito

 

Vai trò mới được Nhật hoàng mới lên ngôi Akihito (cha của Naruhito) xác định lại. Chính cha ông, Nhật hoàng Akihito là người đã giúp Nhật Bản vượt qua thiệt  hại sau chiến tranh và hồi phục lại danh tiếng cho đất nước Nhật Bản. Ông cũng được nhiều người dân Nhật Bản yêu mến bởi thường xuyên gặp gỡ những người chịu thảm họa thiên nhiên hay bệnh tật.

Nhật hoàng cha Akihito hiện giờ được biết tới với tên gọi "Joko", (Thượng hoàng) hay Nhật hoàng danh dự, còn vợ ông Michiko sẽ trở thành Hoàng Thái hậu, hay Hoàng hậu danh dự.


Nguyễn Vân
Ý kiến của bạn