Gần đây, ca sĩ Thái Trinh chia sẻ: ‘12 năm đi hát, lần nào hát xong mình cũng toát hết mồ hôi, áo ướt đẫm, chân tay lạnh run, vì lần nào cũng như lần nào, bước lên sân khấu mình luôn tôn trọng khán giả, luôn muốn đem đến cái tuyệt nhất, đẹp nhất, hay nhất cho họ bằng tất cả khả năng của mình. Cũng vì sợ nhỡ đâu khán giả không vừa lòng gì đó, lúc nào cũng cố gắng hết sức, nên bước xuống sân khấu là mướt mát mồ hôi.
Thái Trinh đã có 12 năm kinh nghiệm nhưng lần nào hát xong cũng toát hết mồ hôi.
Thế nên, dù cực thế nào, mình vui vì những giây phút vui vẻ mình đã mang lại cho rất nhiều khán giả. Lòng mình yên thì mình sẽ thấy cái gì cũng vui, cũng đáng trân trọng. Nếu thấy chưa vui, không đáng trân trọng thì phải xem lại lòng mình đã nhìn mọi thứ với tâm thiện lành hay chưa’.
Trường hợp của Thái Trinh có lẽ chỉ đơn giản là nỗi sợ không thể làm khán giả hài lòng. Nói cách khác, chính sự cầu toàn ở những nghệ sĩ kỹ tính như cô mang lại áp lực cho chính cô. Nhìn ở góc độ tích cực, cầu toàn là một khía cạnh nhất định phải có ở những người làm nghệ thuật.
Tuy nhiên, khi thứ áp lực này tăng lên, nỗi sợ hãi trở nên ám ảnh hơn thì câu chuyện không còn đơn giản nữa. Vài năm gần đây, nền công nghiệp K-pop đã chứng kiến nhiều nghệ sĩ phải ngừng hoạt động vì những chứng bệnh tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn hoảng sợ.
Năm 2019, Mina – thành viên nhóm Twice – đã phải tạm dừng các hoạt động sau khi tiết lộ cô đang mắc chứng rối loạn hoảng sợ. Mina chịu quá nhiều căng thẳng và lo lắng khi đứng trên sân khấu, đến nỗi cô không thể tham gia vào sự trở lại của Twice.
Mina, thành viên nhóm nhạc Twice.
Nam diễn viên hài kiêm người dẫn chương trình nổi tiếng Jeong Hyeong Don hồi năm 2015 đã thú nhận rằng anh đang bị bệnh tâm lý - mắc chứng rối loạn hoảng sợ và tạm dừng các hoạt động, vắng mặt trên hàng loạt chương trình truyền hình của Hàn Quốc thời điểm đó. Nam ca sĩ kể rằng anh trải qua cảm giác đau khổ trong một thời gian dài và luôn cảm thấy ức chế không chịu nổi.
Ngay cả Hyuna, nữ ca sĩ được biết đến với phong cách táo bạo và có chút nổi loạn trên sân khấu, gần đây cũng thừa nhận mình đang chống chọi với chứng trầm cảm và rối loạn hoảng sợ.
Hyuna cũng phải chống chọi với chứng trầm cảm và rối loạn hoảng sợ.
Đối phó với lo lắng và sợ hãi trên sân khấu
Thực tế, không cứ gì nghệ sĩ, hầu hết chúng ta đều lo lắng vào lúc này hay lúc khác, đó là điều hoàn toàn tự nhiên. Tuy nhiên, một số nghệ sĩ biết cách tận dụng sự căng thẳng bằng cách truyền năng lượng vào màn trình diễn của họ.
Bí quyết đầu tiên của họ là nhận ra bản thân mình không đơn độc. Có một số ngôi sao lớn (đã biểu diễn hàng chục năm) vẫn bị chứng sợ sân khấu. CBS News từng báo cáo rằng những nghệ sĩ biểu diễn như Andrea Bocelli, Rod Stewart và Barbara Streisand đều bị căng thẳng theo nhiều cách khác nhau.
Giới chuyên gia cho rằng, khi mắc phải hội chứng sợ sân khấu, bạn chỉ cần chấp nhận điều đó. Nếu bạn cho phép mình làm việc với sự lo lắng chứ không phải chống lại nó, bạn sẽ có thể bình tĩnh và tiếp tục. Nếu bạn chống lại sự lo lắng, bạn sẽ tự gây thêm rắc rối cho mình.
Một cách tuyệt vời để giúp bạn thích nghi với môi trường xung quanh trên sân khấu là hoàn toàn tự tin vào chất liệu bạn đang biểu diễn. Cơ hội càng ít càng tốt. Tất nhiên, điều này sẽ phụ thuộc vào phong cách âm nhạc bạn đang biểu diễn - một số thể loại, chẳng hạn như Jazz, có thể sẽ phụ thuộc vào một chút ngẫu hứng, nhưng bạn vẫn có thể luyện tập các thang âm mà bạn định sử dụng.
Và, cách tốt nhất để chống lại sự căng thẳng về bất cứ điều gì là bằng kinh nghiệm. Càng thực hiện thường xuyên, bạn sẽ càng cảm thấy thoải mái hơn trong tình huống và bớt lo lắng trước khi bắt đầu. Các dây thần kinh bắt đầu dịu đi khi nghệ sĩ cảm thấy tự tin vào khả năng biểu diễn của mình và các yếu tố như phản ứng mạnh mẽ, ủng hộ của đám đông sẽ thúc đẩy sự tự tin ở họ.
Chấp nhận cảm giác sợ hãi, bạn sẽ có thể bình tĩnh và tiếp tục.
Một nghệ sĩ tin rằng việc dậy sớm và kiểm tra âm thanh tốt là điều cần thiết để cảm thấy tự tin trước một buổi biểu diễn. Phần lớn sự lo lắng của họ là suy nghĩ về các vị trí ổ cắm tại các địa điểm mới, các vấn đề kỹ thuật, phản hồi của micro...
Một chuyên gia chia sẻ thêm: ‘Hãy thiết lập mối liên hệ với khán giả thông qua giao tiếp bằng mắt và nói chuyện trực tiếp với họ. Đặt câu hỏi cho họ để họ tham gia… Trong khi bản năng tự nhiên của bạn có thể là tránh khán giả nhiều nhất có thể… Bạn sẽ thực sự cảm thấy bớt lo lắng hơn khi bạn thu hút được khán giả tham gia với mình’.