Nghề nào gây chóng mặt nhiều nhất ?

23-07-2018 09:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Chắc hẳn, khi nói đến nghề nghiệp nào gây chóng mặt nhiều nhất, người ta thường nghĩ đến những công nhân xây dựng xây cầu đường hay những tòa nhà chọc trời, những công nhân đu người leo kính như….người nhện. Tuy vậy, không chỉ những nghề làm trên cao mới gây ra chứng chóng mặt.

Các công việc lao động chân tay ngoài trời

Từ những nghề truyền thống như làm nông, công nhân vệ sinh… đến những nghề hiện đại như chạy Grab đều có nguy cơ chóng mặt cao do làm việc ngoài trời. Đặc biệt, khi làm việc với cường độ nặng, những người lao động chân tay dễ bị tăng thông khí phổi - một nguyên nhân phổ biến gây chóng mặt khi chúng ta có xu hướng thở nhanh và sâu hơn mức bình thường. Lúc đó, những người làm việc nặng thường cảm thấy mất thăng bằng hoặc như sắp ngất.

Các công việc ngồi bàn giấy

Hầu hết những người làm việc ngoài trời đều có chút “ghen tị” với nhóm nghề ngồi bàn giấy, mưa không đến mặt, nắng chẳng đến đầu. Thế nhưng, từ anh giám đốc đến chị kế toán ít nhất một vài lần có cảm giác chóng mặt quay cuồng. Điều này không chỉ đến từ áp lực công việc đặc thù về trí óc hay buộc phải tiếp xúc với những con số, câu chữ nhảy múa thường xuyên mà còn đến từ việc thời tiết thay đổi đột ngột khi từ máy lạnh ra ngoài trời. Các chuyên gia nhận thấy, nếu nhiệt độ chênh lệch trong văn phòng và ngoài trời chỉ khoảng 5 độ C thì những người làm việc trong văn phòng đã có nguy cơ chóng mặt cao gấp rưỡi so với bình thường.

Ngoài ra, làm việc trong văn phòng ở những tòa nhà chọc trời và di chuyển lên xuống nhiều bằng thang máy cũng dễ làm tăng nguy cơ chóng mặt. Nguyên nhân chính đến từ việc cơ thể không thích nghi kịp với sự thay đổi của độ cao, áp suất khiến máu lên não không ổn định, gây ra hiện tượng chóng mặt từ nhẹ đến dữ dội, gây căng thẳng và ảnh hưởng đến chất lượng công việc, cuộc sống của giới văn phòng.

Chung một bí quyết

Bệnh nào thuốc nấy, chóng mặt có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau nên mỗi bệnh nhân cần được thăm khám, chẩn đoán bệnh để đúng thầy đúng thuốc. Trong trường hợp cần cắt cơn chóng mặt nhanh, dù nghề nghiệp nào, hoạt chất Acetyl-DL-leucine đều tỏ ra khá hiệu quả. Người dùng nên tham khảo ý kiến dược sĩ và đọc kỹ toa thuốc trước khi sử dụng để uống thuốc đủ liều, đủ thời gian. Trong trường hợp bệnh chóng mặt không dứt hẳn sau hơn mười lăm ngày thì cần sớm đi khám bác sĩ để được tham vấn chuyên sâu.

Cần nhấn mạnh thêm, bên cạnh biện pháp dùng thuốc, dù bạn làm nghề nghiệp nào cũng cần tự nâng cao thể chất, rèn luyện sức khỏe và tâm niệm “trời nóng chống khát, trời mát chống đói”. Khi làm việc ngoài trời nắng nóng, việc bổ sung nước và chất điện giải là việc tối cần thiết để tránh những cơn chóng mặt bất chợt. Làm việc trong văn phòng máy lạnh, bạn tránh để cơ thể bị đói, dễ dẫn đến hạ thân nhiệt, tụt đường huyết, huyết áp thấp dẫn đến chóng mặt. Khi bị chóng mặt, chúng ta đừng cố tiếp tục công việc, dễ dẫn đến tai nạn lao động mà cần nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể hồi phục.


Ý kiến của bạn