Hà Nội

Nghe kém ngày càng trẻ hóa

20-07-2021 12:57 | Bệnh thường gặp

Trước đây ai cũng nghĩ nghe kém chỉ ảnh hưởng đến người cao tuổi, nhưng ngày nay, cùng với sự ô nhiễm môi trường ngày càng tăng của cuộc sống hiện đại, nhiều người trẻ cũng bị suy giảm sức nghe.

nghe kém

Các thống kê tại Mỹ cho thấy có khoảng 15-20% người lớn bị nghe kém ở các mức độ khác nhau. Tại Mỹ, gần một nửa số người nghe kém là ở độ tuổi dưới 50. Hiện nay nghe kém đã trở thành một vấn đề sức khỏe phổ biến ngang với bệnh khớp và bệnh tim mạch.

Dấu hiệu nghe kém 

Xảy ra đột ngột hoặc diễn biến từ từ, nghe kém từng đợt hoặc nghe kém liên tục. Tùy theo nguyên nhân, có thể bị nghe kém tạm thời hoặc nghe kém lâu dài, nghe kém mức độ nhẹ, trung bình hay nghe kém nặng (còn gọi là điếc).

Các nguyên nhân gây nghe kém

Tổn thương tai trong: Tuổi tác và việc phải hứng chịu âm thanh lớn trong thời gian dài có thể gây mòn hoặc rách các sợi lông nhỏ trong ốc tai. Từ đó, tín hiệu không thể được truyền đến não;

Ráy tai tích tụ quá nhiều: Ráy tai có thể làm tắc ống tai và ngăn dẫn truyền sóng âm;

Nhiễm trùng tai, tăng trưởng xương bất thường và có khối u: Sự xuất hiện của các yếu tố này có thể là nguyên nhân nghe kém hiệu quả;

Thủng, rách màng nhĩ: Tiếng ồn lớn, thay đổi áp suất đột ngột, màng nhĩ bị chọc thủng do dị vật, sẽ tác động xấu đến thính giác;

Di truyền: Cấu trúc gen có thể khiến người bệnh dễ bị tổn thương tai do âm thanh hay suy giảm chức năng lão hoá;

Ảnh hưởng từ một số loại thuốc: Thuốc kháng sinh nhóm gentamicin, sildenafil (Viagra) và một số loại thuốc hóa trị có thể làm tổn thương tai trong. Trường hợp dùng aspirin liều cao, thuốc trị sốt rét hoặc thuốc lợi tiểu có thể ảnh hưởng tạm thời đến thính giác;

Do bệnh lý: Viêm màng não dẫn đến sốt cao có thể tổn thương ốc tai.

Các biểu hiện của nghe kém

Nghe kém ngày càng trẻ hóa - Ảnh 1.

Tình trạng nghe kém cần khám và điều trị sớm.

Có thể có cảm giác khó nghe như bị đút nút trong tai, không nghe rõ người khác nói gì, nhất là khi có nhiều người cùng nói hoặc nói chuyện trong môi trường ồn, hoặc để âm lượng tivi hoặc đài to hơn trước.

Một biểu hiện ngày càng phổ biến của nghe kém là trầm cảm, nhiều người đã bị trầm cảm vì nghe kém gây ảnh hưởng đến cuộc sống và các hoạt động xã hội của họ.

Các triệu chứng kèm theo có thể gặp bao gồm: tiếng kêu o o như tiếng ve hoặc ù ù như tiếng còi tàu trong tai; cảm giác đau, ngứa trong tai; chảy mủ tai hoặc cảm giác chóng mặt, mất thăng bằng.

Khi gặp một trong các biểu hiện như trên, nên đến khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Bác sĩ sẽ hướng dẫn làm các nghiệm pháp thăm dò chức năng nghe để đánh giá mức độ nghe kém cũng như sơ bộ chẩn đoán loại nghe kém và vị trí tổn thương của cơ quan nghe để có thể lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp.

Điều trị nghe kém như thế nào?

Cần xác định nguyên nhân gây nghe kém để điều trị thích hợp. Nên ngừng sử dụng hoặc giảm liều các loại thuốc có nguy cơ gây độc cho tai, trừ khi mức độ nghiêm trọng của bệnh được điều trị (thường là ung thư hoặc nhiễm trùng nặng) đòi hỏi phải chấp nhận nguy cơ bị mất thính giác ngoài tai. Khi cần phải sử dụng, cần hú ý đến nồng độ đỉnh và đáy của thuốc có thể giúp giảm thiểu nguy cơ. Có một số bất thường di truyền liên quan đến ty thể tăng nhạy cảm với các kháng sinh aminoglycosid, và những điều này có thể được xác định với sàng lọc di truyền.

Dịch từ ứ dịch tai giữa có thể dẫn lưu qua trích nhĩ và không bị tái tụ lại khi đặt thêm ống thông khí sự phát triển lành tính (ví dụ như VA quá phát, polyp mũi) và các khối u ác tính (ví dụ như ung thư vòm họng, ung thư xoang) tắc vòi tai hay ống tai có thể được loại bỏ. Nghe kém do rối loạn tự miễn dịch có thể đáp ứng với corticosteroid.

Tổn thương màng nhĩ hoặc các chuỗi xương con hay xốp xơ tai có thể cần phẫu thuật tái tạo. Các khối u não gây ra nghe kém có thể trong một số trường hợp được phẫu thuật hoặc xạ phẫu và thính giác được bảo tồn.

Nhiều nguyên nhân gây mất thính giác không có phương pháp chữa trị, vì vậy có thể cải thiện bằng cách sử dụng máy trợ thính hoặc cấy ốc tai điện tử.

Cách phòng bệnh nghe kém

Cần tránh tiếp xúc với các môi trường ồn, không nghe nhạc với âm lượng quá lớn, nhất là khi bạn nghe bằng tai nghe. Trong trường hợp bắt buộc phải làm việc trong môi trường ồn, cần đeo các thiết bị bảo vệ như chụp tai hoặc nút tai chuyên dụng.

Nên tránh ngoáy tai vì ngoáy tai không đúng có thể làm tổn thương ống tai và màng nhĩ, đồng thời gây ra các bệnh lý viêm nhiễm của tai ngoài và tai giữa. Tránh sử dụng các thuốc có khả năng gây độc cho tai. Nếu bị bất cứ dấu hiệu gì bất thường của vùng tai mũi họng hoặc về sức nghe, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được thăm khám và phát hiện sớm bệnh, nhờ đó việc điều trị bệnh sẽ trở nên dễ dàng hơn và đạt hiệu quả cao hơn.


ThS. BS. Bùi Thế Anh
Ý kiến của bạn