Em Vi Văn Nghiêm sinh năm 1992 - xã Mẫu Đức huyện Con Cuông, Nghệ An, được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Chấn thưởng - Chỉnh hình Nghệ An trong tình trạng lơ mơ; da niêm mạc nhợt; máu cẳng chân chảy nhiều; đứt lìa cẳng chân phải do bị máy cắt cỏ cắt lìa.
Cẳng chân bị đứa lìa trước khi phẫu thuật
Trao đổi với bác sĩ Nguyễn Duy Quyết- Phụ trách khoa Chi trên, Bệnh viện Chấn thương - Chỉnh hình, là phẫu thuật viên chính trong e kip nối thành công cẳng chân phải cho em Nghiêm bị máy cắt cỏ cắt lìa, được biết, sau khi tiếp nhận ca cấp cứu, nhận định vết thương rất nặng cần tiến hành phẩu thuật gấp cho bệnh nhân, được các y, bác sĩ Bệnh viện Chấn thương - Chỉnh hình tích cực hồi sức, cầm máu và thực hiện làm nhanh các thủ tục cần thiết để tiến hành phẩu thuật nối cẳng chân đứt lìa.
Ca phẫu thuật kéo dài 4 giờ đồng hồ được các y, bác sĩ tiến hành phẩu thuật kết hợp xương, nối mạch máu, nối thần kinh, nối gân cơ và đã thực hiện nối thành công. Sau phẩu thuật bàn chân được trở lại hồng ấm, mạch rõ, cử động nhẹ các ngón chân... Hiện tại bệnh nhân đang còn tiếp tục điều trị.
Bàn chân sau khi được các phẫu thuật viên nối
Khi đã tỉnh táo em Vi Văn Nghiêm nói, khi đưa máy cắt cỏ trên đồng, do bất cẩn bị máy cắt phải cẳng chân, sau đó được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa Tây Nam sơ cứu và được chuyển lên bệnh viện Chấn thương - Chỉnh hình
Từ vụ việc trên bác sĩ Nguyễn Duy Quyết- Phụ trách khoa Chi trên Bệnh viện Chấn thương- Chỉnh hình khuyến cáo:
- Đối với những trường hợp bị chi thể đứt lìa, thì vấn đề sơ cứu ban đầu và bảo quản phần chi bị đứt lìa là rất quan trọng. Để đảm bảo sự thành công trong quá trình nối chi là: Băng ép cầm máu, chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất và sau đó cần chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế có đủ khả năng và phương tiện đảm bảo thực hiện nối được chi thể đứt lìa một cách tốt nhất.
- Bảo quản phần chi thể đứt lìa phải được rửa sạch bọc trong một cái gạc ướt ( hoặc khăn ướt sạch) rồi bỏ vào túi nilon buộc kín sau đó cho vào thùng đá lạnh. Thời gian đối với chi thể đứt lìa thì phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt ( tốt nhất phải trước 6 giờ đồng hồ).