Hà Nội

Nghệ An cứu sống trẻ 8 tuổi bị hội chứng MIS-C do mắc COVID-19

28-03-2022 18:20 | Y tế
google news

SKĐS - Khi vào viện, trẻ sốt cao liên tục hơn 39°C, kích thích, ban đỏ da dạng toàn thân, ngứa nhiều, kết mạc mắt đỏ, khó thở, đau tức ngực, các chỉ số viêm tăng rất cao (procalcitonin 4.495 ng/mL, CRP định lượng 253.8 mg/L).

Ngày 28/03, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, khoa Hồi sức Tích cực chống độc vừa cấp cứu thành công bệnh nhân mắc hội chứng MIS-C (hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em liên quan đến COVID-19). Bệnh lý này hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm tới tính mạng trẻ.

Nghệ An: Cứu sống trẻ mắc hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) hậu COVID-19   - Ảnh 1.

Sức khỏe của bệnh nhi đã dần ổn định.

Bệnh nhân là cháu N.K.N. (8 tuổi, trú huyện Nam Đàn, Nghệ An). Bệnh nhi được chuyển đến Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cấp cứu ngày 16/3.

Gia đình bé cho biết, trẻ bị nhiễm COVID-19 cách vào viện 4 tuần, trẻ chỉ bị triệu chứng nhẹ, tự theo dõi, điều trị tại nhà. Trước khi vào viện 5 ngày, trẻ xuất hiện sốt cao liên tục khó hạ, được gia đình đưa vào bệnh viện địa phương điều trị nhưng tình hình không cải thiện. Ngày thứ 5, trẻ xuất hiện khó thở nên được chuyển tuyến lên Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An điều trị tiếp.

Khi vào viện, trẻ sốt cao liên tục hơn 39°C, kích thích, ban đỏ da dạng toàn thân, ngứa nhiều, kết mạc mắt đỏ, khó thở, đau tức ngực, các chỉ số viêm tăng rất cao (procalcitonin 4.495 ng/mL, CRP định lượng 253.8 mg/L). Kết quả xét nghiệm có tình trạng rối loạn đông máu, chức năng tim suy giảm, SpO2 liên tục thấp...

Với những triệu chứng lâm sàng khi vào viện của bệnh nhi, các bác sĩ của bệnh viện Sản Nhi Nghệ An nghĩ tới ba khả năng: nhiễm trùng máu, bệnh Kawasaki và hội chứng MIS-C. Cả ba căn bệnh này đều nguy hiểm và có thể đe dọa tính mạng của người bệnh.

Tuy nhiên, từ yếu tố dịch tễ kết hợp với việc nghiên cứu, cập nhật các tài liệu quốc tế và báo cáo khoa học của Bệnh viện Nhi Trung ương, và kết hợp xét nghiệm Troponin I 32.25 pg/mL; Pro-BNP 1274 pg/ml, các bác sĩ đã khẳng định bé N. mắc hội chứng MIS-C.

Đây là tình trạng viêm đa cơ quan trong cơ thể, người mắc căn bệnh này sẽ rơi vào nguy kịch và có thể tử vong nếu không được xác định và điều trị sớm. Ở Việt Nam mới ghi nhận một số ít ca tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Chính vì số lượng mắc và ghi nhận quá ít nên rất khó chẩn đoán và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh tương tự khác.

Với sự cẩn trọng, tập trung trong công tác hội chẩn case bệnh khó, trường hợp của bé N. được chẩn đoán đúng. Chỉ sau hơn một ngày nhập viện, trẻ được dùng thuốc IVIG, thở oxy hỗ trợ, phối hợp kháng sinh cùng các thuốc đặc trị khác. Dần dần, cùng với sự nỗ lực của các y, BS, tình trạng bệnh nhân đã được cải thiện, hết sốt, hết ban da, thở thuận lợi, hết viêm kết mạc, và đã ăn uống được. Tình trạng nguy kịch của bé N. đã được các BS kiểm soát.

Bác sỹ khuyến cáo thêm, tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp ở Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng. Số lượng bệnh nhân nhiễm COVID- 19 tăng cao, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Hiện nay, nhiều người mắc COVID-19 sẽ không có triệu chứng hoặc nhẹ và tự khỏi. Tuy nhiên, một tỷ lệ rất nhỏ các bệnh nhân có những diễn biến phức tạp, ngay cả sau khi đã khỏi bệnh. Đặc biệt nguy hiểm là một số trẻ mắc hội chứng MIS-C đã và đang cấp cứu tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Vì vậy, các gia đình cần cảnh giác và đi khám để được bác sĩ tư vấn khi có những bất thường trong và hậu COVID-19, từ đó tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

F0 dùng Molnupiravir ngày thứ 3 âm tính có dùng tiếp không?F0 dùng Molnupiravir ngày thứ 3 âm tính có dùng tiếp không?

SKĐS - Thuốc Molnupiravir được chỉ định sử dụng cho bệnh nhân COVID-19 mức độ nhẹ và vừa, được xem là vũ khí quan trọng trong điều trị F0 tại nhà. Tuy nhiên, việc sử dụng liều lượng như thế nào cho hiệu quả, các đối tượng nào không được dùng Molnupiravir trong chữa trị COVID-19 là câu hỏi của nhiều người đặt ra.

Sáng 28/3: Omicron lây lan khắp thế giới, nhiều người có thể tái nhiễm dòng 2 của biến thể này |SKĐS



H. Yến - V. Đồng
Ý kiến của bạn